Ngừng bắn, nước cờ nhỏ của Putin trong ván cờ Nagorno -Karabakh

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Việc kiến tạo Thỏa thuận ngừng bắn toàn diện rõ ràng là một cú bỏ giỏ cho việc xác lập quy chế cuối cùng cho vùng lãnh thổ Nagorno-Karabakh...
Ngừng bắn, nước cờ nhỏ của Putin trong ván cờ Nagorno -Karabakh
Binh sĩ gìn giữ hòa bình Nga đến khu vực Nagorno-Karabakh không được xem là thành quả lớn nhất của Thỏa thuận ngừng bắn toàn diện

Ngừng bắn chỉ là nước cờ nhỏ của Putin trong ván cờ Nagorno-Karabakh

Khi Thỏa thuận ngừng bắn toàn diện ở Nagorno-Karabakh được ký bởi Azerbaijan và Armenia, có nhận định rằng đây được xem là "kinh nghiệm sống" cho giới nghiên cứu quân sự-địa chính trị thế giới về việc xuất chiêu chuẩn xác của Tổng thổng Putin.

Bởi để thiết kế và thúc đẩy thỏa thuận ngừng bắn toàn diện giữa Yerevan và Baku liên quan tới "vùng đất dữ" Nagorno-Karabakh, Moscow đã vận dụng một loạt các thao tác quân sự, ngoại giao cùng lúc và đã đạt được một kết quả địa chính trị tuyệt vời.

Tổng thống Putin được cho là đã vận dụng chiến thuật biến công lực của đối phương làm phương tiện để giành chiến thắng. Trong trường hợp này, Nga không chỉ bảo vệ được mình mà còn giúp đối phương tránh khỏi bị nguy hiểm.

Việc Moscow đã buộc các bên dừng lại để Nga triển khai một lực lượng gìn giữ hòa bình, từ đó chuyển việc quản lý trực tiếp Nagorno-Karabakh từ Armenia sang Nga, được xem là thành quả lớn nhất của nước cờ này. Trong khi đó :

Cộng hòa Azerbaijan mặc dù phải dừng lại trước chiến thắng hoàn toàn, nhưng kết quả đạt được trong Thỏa thuận ngừng bắn toàn diện cũng đủ để chính quyền Tổng thống Aliyev hoan hỉ với chiến công lớn về quân sự và chính trị.

Thổ Nhĩ Kỳ, dù không thỏ‌a mã‌n với Thoả thuận ngừng bắn toàn diện ở Nagorno-Karabakh, vì bị Nga áp chế, song vẫn có kết quả quân sự, chính trị khả dĩ. Bởi lẽ Ankara chỉ đứng xem cũng “có phần”.

Cộng hòa Armenia dù thất bại nhưng không phải thảm bại, vì vẫn còn giữ được một phần của Nagorno-Karabakh. Tuy nhiên, chính quyền Yerevan đứng đầu là Thủ tướng Pashinyan thì phải trả giá cho việc "thân Mỹ, bài Nga".

Hơn thế nữa, việc lực lượng gìn giữ hòa bình Nga hiện diện tại Nagorno-Karabakh được đánh giá là sẽ khiến cho lực lượng giới hiếu chiến bài Nga ở Ukraine khiếp vía. Nói chung, thỏa thuận ngừng bắn ở Nagorno-Karabakh là nước cờ đa tác hiệu.

Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, thiết kế và thúc đẩy Thỏa thuận ngừng bắn chỉ là nước cờ nhỏ của Tổng thống Putin trong ván cờ Nagorno-Karabakh và sự hiện diện của lực lượng hòa bình Nga tại "vùng đất dữ" này không phải là thành quả lớn lao.

Thực chất, thành quả lớn nhất của việc kiến tạo Thỏa thuận ngừng bắn toàn diện giữa Armenia và Azerbaijan, là Nga đã cắt bỏ thêm nhiều "rễ Mỹ" chuẩn bị cắm xuống sân sau chiến lược Nam Caucasus.

Bởi theo nhận định của Cộng đồng tình báo Mỹ hồi tháng 5/2017, sự xung đột giữa Armenia và Azerbaijan xoay quanh vấn đề tranh chấp tại Nagorno-Karabakh được xem như một sự mở lối cho Mỹ xâm nhập sâu hơn vào Nam Caucasus.

Mà Thỏa thuận ngừng bắn toàn diện thì chưa thể giải quyết được vấn đề Nagorno-Karabakh, còn sự hiện diện của lực lượng gìn giữ hòa bình Nga chỉ đảm bảo cho khu vực này im tiếng súng chứ chưa đảm bảo Nagorno-Karabakh có hòa bình.

Đơn giản là trong nội dung của Thỏa thuận ngừng bắn toàn diện vẫn có chia tách-sát nhập - điều từng xảy ra trong quá khứ và là nguyên nhân khiến cho sự thù địch giữa Armenia và Azerbaijan không thể hóa giải.

Chính Tổng thống Putin, ngày 18/11, đã khẳng định : “Điều quan trọng nhất chúng tôi đã làm là ngăn chặn đổ máu. Đây không phải là phim ảnh, mà là bi kịch trong cuộc sống với những con người thật, những gia đình thật, nên kết cục đổ máu là chính”, theo RT.

Theo ông Putin, ý nghĩa của việc ký kết Thỏa thuận ngừng toàn diện là " giữ nguyên hiện trạng tồn tại cho đến ngày hôm nay, những gì xảy ra tiếp theo sẽ được giải quyết trong tương lai”. Nghĩa là thỏa thuận ngừng bắn chỉ là nước cờ khởi phát mà thôi.

Trong khi người Azerbaijan mừng Thỏa thuận ngừng bắn toàn diện được ký kết

Ngừng bắn là cú bỏ giỏ của Tổng thống Putin cho nước cờ quyết định - xác lập quy chế cuối cùng cho Nagorno-Karabakh

Căn nguyên của vấn đề xung đột tại Nagorno-Karabakh là mâu thuẫn lợi ích dân tộc không được giải quyết, vì vậy nếu chỉ giải quyết trên mâu thuẫn chính trị giữa các lực lượng cầm quyền thì xung đột không thể chấm dứt.

Có thể nhận định rằng, cuộc xung đột tại Nagorno-Karabakh nói riêng, và cuộc xung đột giữa Armenia với Azerbaijan cũng như tại Nam Caucasus nói chung, không thể kết thúc, nếu mọi quyết định chính trị không dựa trên nền tảng lợi ích các dân tộc.

Để mang lại hòa bình cho Nagorno-Karabakh thì mọi giải pháp phải được xây dựng trên nền tảng độc lập và lợi ích của hai dân tộc Armenia và Azerbaijan. Điều này phải dựa trên cơ chế đối thoại.

Và không chỉ đối thoại giữa nhà nước Armenia với nhà nước Azerbaijan, mà phải là đối thoại nhân dân, trong đó đặc biệt là đối thoại giữa các thành phần xã hội với thực thể chính trị đại diện chủ quyền quốc gia.

Những gì xảy ra tại Armenia, khi người dân biểu tình kêu gọi Thủ tướng Pashinyan từ chức vì đã ký Thỏa thuận ngừng bắn toàn diện với Azerbaijan, cho thấy cơ chế đối thoại nhân dân là cực kỳ quan trọng.

Điều đó còn trở nên cần thiết và cấp bách hơn khi Mỹ-phương Tây đang tìm cách để phá vỡ Thỏa thuận ngừng bắn toàn diện ở Nagorno-Karabakh mà Azerbaijan và Armenia đã ký vào ngày 9/11 dưới sự trung gian của Nga.

Theo Cục trưởng Cục Tình báo Đối ngoại Nga, ông Sergei Naryshkin : "Mỹ và một số nước phương Tây đang kích động những người theo chủ nghĩa dân tộc ở Armenia và Azerbaijan nhằm làm mất uy tín chính quyền, từ đó phá vỡ thỏa thuận ngừng bắn.

Họ cố gắng thuyết phục người Armenia rằng hòa bình ở Nagorno-Karabakh là thất bại với Yerevan. Mặt khác, họ gieo vào đầu người Azerbaijan rằng Điện Kremlin đã ’đánh cắp chiến thắng của họ’ khi Azerbaijan chỉ cách Stepanakert một bước chân".

Rõ ràng, trong trường hợp này, ý nguyện của người dân Armenia và Azerbaijan phải được xem là cơ sở giải quyết vấn đề xung đột ở Nagorno-Karabakh, và xác lập quy chế cuối cùng cho Nagorno-Karabakh luôn phải là đích đến của mọi giải pháp. 

Vì vậy, Tổng thống Putin cho rằng: "Thỏa thuận ngừng bắn toàn diện không phải là chương cuối cùng quyết định vận mệnh của khu vực tranh chấp. Tình trạng cuối cùng của Karabakh vẫn chưa được giải quyết”.

Hiện nay, tại Armenia, cả đời sống chính trị lẫn sống xã hội bất ổn vì Thỏa thuận ngừng bắn toàn diện tại Nagorno-Karabakh, trong khi đó tại Azerbaijan thì người dân lại ăn mừng vì Thỏa thuận ngừng bắn toàn diện được ký kết.

thì người Armenia đốt nhà mình ở ngôi làng Charektar, Naforno-Karabakh trước bàn giao lãnh thổ này cho phía Azerbaijan - Sự thù hận vẫn tồn tại

Điều này càng chứng minh Thỏa thuận ngừng bắn toàn diện không thể mang lại hòa bính cho Nagorno-Karabakh và việc xác lập quy chế cuối cùng cho vùng đất dữ này mới là nước cờ quyết định.

Theo ông Putin, nhờ có Thỏa thuận ngừng bắn toàn diện mà "hiện nay các hành động thù địch đã dừng lại và các đường dây liên lạc đã được khôi phục. Thỏa thuận này có thể giúp bình thường hóa tình hình trong tương lai".

Như vậy, việc kiến tạo Thỏa thuận ngừng bắn toàn diện rõ ràng là một cú bỏ giỏ cho việc xác lập quy chế cuối cùng cho vùng lãnh thổ Nagorno-Karabakh, bởi từ cơ chế đối thoại nhà nước đã bắt đầu kích hoạt cơ chế đối thoại nhân dân.

Từ đây đã manh nha những điều kiện mà có thể vận dụng cơ chế xác lập quy chế cuối cùng cho Crimea vào xác lập quy chế cuối cùng cho Nagorno-Karabakh. Và dường như Tổng thống Putin đang chuẩn bị cho nước cờ quyết định này.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật