Diễn đàn kinh tế thế giới 2021: Một năm quan trọng để xây dựng lại niềm tin

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ngày 25/1, Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) 2021 đã chính thức khai mạc không phải tại thị trấn Davos, Thụy Sĩ như mọi năm mà là dưới hình thức hội nghị trực tuyến.
Diễn đàn kinh tế thế giới 2021: Một năm quan trọng để xây dựng lại niềm tin
Ảnh minh họa

Diễn đàn kinh tế thế giới 2021: Một năm quan trọng để xây dựng lại niềm tin

Với chủ đề "Một năm quan trọng để xây dựng lại niềm tin", diễn đàn sẽ quy tụ hơn 1.500 nhà lãnh đạo các tổ chức chính phủ và doanh nghiệp từ hơn 70 quốc gia và khu vực tham gia các cuộc thảo luận chuyên sâu về cách xử lý các thách thức kinh tế, môi trường, xã hội và công nghệ.

Trong số các diễn giả chính của diễn đàn năm nay, có Tổng thống Pháp, Thủ tướng Đức, Chủ tịch Uỷ ban châu Âu và Chủ tịch Trung Quốc. Cách đây ít giờ, trong bài phát biểu của mình tại diễn đàn, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đề cao vai trò của chủ nghĩa đa phương và nhấn mạnh sự cần thiết trong việc hợp tác giữa các nước để giải quyết những thách thức toàn cầu như cuộc khủng hoảng COVID-19 và tình trạng khẩn cấp về khí hậu.

Những điểm nhấn tại Diễn đàn WEF 2021

So với các năm trước, Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) 2021 diễn ra trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt khi toàn cầu vẫn đang phải ứng phó với đại dịch COVID-19 và cuộc khủng hoảng kinh tế.

Ở các năm trước, thời điểm này thường là giai đoạn tấp nập của thị trấn nghỉ dưỡng Davos, Thụy Sĩ, nhờ sự xuất hiện của hàng nghìn đại biểu từ khắp nơi trên thế giới, tới tham dự hội nghị toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới WEF.

Tuy nhiên năm nay, cả thị trấn đã mang 1 bộ mặt hoàn toàn khác bởi nguy cơ cao từ dịch COVID-19 đã khiến WEF quyết định chuyển các sự kiện của hội nghị sang hình thức trực tuyến.

Ông Reto Branschi, Giám đốc Tổ chức du lịch Davos-Kloster Destinations, cho biết: "Trong điều kiện bình thường mọi khách sạn đều sẽ kín phòng, kể cả những căn hộ nghỉ dưỡng. Nhưng bây giờ thì hầu như trống không. Dù sao thì tuyến đường sắt leo núi và khu trượt tuyết đã mở cửa lại, khôi phục 1 phần các hoạt động".

Bất chấp việc thiếu vắng các hoạt động trực tiếp, độ "nóng" của các sự kiện tại WEF vẫn không hề giảm bớt, với những cuộc thảo luận và phát biểu của nhiều lãnh đạo thế giới, nhằm ứng phó với các thách thức toàn cầu. Tiếp sau Hội nghị trực tuyến kéo dài từ 25-29/1, giới lãnh đạo WEF cũng đã lên kế hoạch tổ chức thêm 1 hội nghị thượng đỉnh theo hình thức trực tiếp ngay trong năm nay.

Nhà sáng lập WEF Klaus Schwab. (Ảnh: biznisafrica.com)

Ông Klaus Schwab, nhà sáng lập và Chủ tịch điều hành WEF, nói: "Nhìn vào chương trình nghị sự, chúng tôi tự tin rằng mình đã tập hợp được những những tên tuổi quan trọng cả về về chính trị, kinh doanh, xã hội trên toàn cầu. Chúng tôi kỳ vọng sẽ có thể tiến hành hội nghị thượng đỉnh trực tiếp quy mô toàn cầu đầu tiên sau đại dịch tại Singapore vào cuối tháng 5".

Việc lựa chọn Singapore làm địa điểm hội nghị đặc biệt, cũng phần nào cho thấy vai trò nổi bật của châu Á. Trong bối cảnh Mỹ và các nước châu Âu vẫn đang vật lộn với đại dịch COVID-19, các quốc gia châu Á lại đang được kỳ vọng sẽ có sự trở lại mạnh mẽ và trở thành tâm điểm trong cuộc họp trực tuyến của WEF này. Bên cạnh Chủ tịch Trung Quốc, Hội nghị sẽ có sự tham gia và phát biểu của nhiều lãnh đạo châu Á khác như Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật