Game thủ gốc Á ở Mỹ: “Ở đây thật đáng sợ, họ ho vào chúng tôi”

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Đó là những cảm nghĩ của một game thủ chuyên nghiệp người Hàn Quốc khi sống tại Mỹ. Câu nói đã gây xôn xao giới eSports về nạn phân biệt người chơi gốc Á và người Mỹ gốc Á.
Game thủ gốc Á ở Mỹ: “Ở đây thật đáng sợ, họ ho vào chúng tôi”
“Fearless“ cảm thấy cuộc sống của một game thủ gốc Á tại Mỹ thật kinh khủng. Ảnh chụp màn hình.

Lee "Fearless" Eui-Seok, tuyển thủ game Overwatch thuộc đội Dallas Fuel của Mỹ, mới đây trong một buổi livestream đã chia sẻ cảm nghĩ của mình khi là một game thủ châu Á tại Mỹ.

“Là một người châu Á sống ở đây thật đáng sợ. Mọi người cứ gây gổ với chúng tôi. Thậm chí có những người cố tình ho vào chúng tôi.

Họ vừa cười vừa chửi rủa chúng tôi”, Lee “Fearless” Eui-Seok nói.

Ngày 7/4, Jade "swingchip" Kim, quản lý thuộc đội Florida Mayhem đã chia sẻ lên Twitter một đoạn clip phiên dịch lại buổi livestream sang tiếng Anh. Từ đó mà câu nói của game thủ 22 tuổi nhanh chóng được lan truyền.

Hiện tại, Lee đang sống tại thành phố Dallas (Mỹ). Trong buổi stream của mình, anh cho biết những người ở Dallas thường tiếp cận anh cùng những tuyển thủ Hàn Quốc khác và giả vờ ho. “Họ gọi chúng tôi là người Trung Quốc, sau đó quấ‌ּy rố‌ּi chúng tôi” anh nói.

Ban quản lý đội đã lên án hành vi quấ‌ּy rố‌ּi và tuyên bố sẽ để các quan chức vào cuộc nhằm bảo vệ các tuyển thủ.

Theo Lee, nạn phân biệt chủ‌ng tộ‌c mà anh phải chịu ở Dallas "xảy ra hầu như mỗi ngày". Anh nhấn mạnh thực trạng rất "kinh hoàng và nghiêm trọng".

Bản thân Kim, người dịch lại buổi livestream, cũng từng trải qua nạn phân biệt chủ‌ng tộ‌c ở Mỹ. Cô cho biết những bình luận của Lee khiến vết thương lòng của cô trở lại. "Với thực trạng đang diễn ra ở Mỹ, tôi không thể mọi chuyện trôi qua dễ dàng. Vì vậy tôi đã dịch đoạn clip và đăng nó", cô cho biết.

Nạn phân biệt chủ‌ng tộ‌c với người châu Á đang có chiều hướng gia tăng, đặc biệt là trong đại dịch Covid-19.

Theo danh sách chính thức của giải đấu Overwacth League, hơn một nửa số người chơi đến từ Hàn Quốc, bao gồm 8 người thuộc Dallas Fuel và ba vị huấn luyện viên. Các nền thể thao điện tử hàng đầu khác cũng tự hào có một số lượng lớn các ngôi sao đến từ các quốc gia châu Á, chủ yếu là Hàn Quốc và Trung Quốc.

bình luận của Lee đã khiến những người chơi, quản lý và quan chức thể thao điện tử khác lên tiếng.

Michael Ji, một dịch giả tự do đã làm việc với nhiều đội Overwatch chuyên nghiệp chia sẻ anh từng bị người giao đồ ăn nói những lời mang tính phân phiệt chủ‌ng tộ‌c. Một tuyển thủ Hàn Quốc cho biết anh từng bị những người chụp lén trên máy bay gọi là "người Trung Quốc". Các dòng bình luận tương tự đã lan rộng và trở thành chủ đề thảo luận sôi nổi trong tuần vừa qua.

Trợ lý Tổng giám đốc của Dallas Fuel, Helen “Dear” Jang cho biết thực trạng chống người châu Á đang gia tăng sau vụ nổ súng ở Atlanta (Mỹ) vào ngày 16/3 khiến 4 người phụ nữ gốc Á thiệt mạng.

Không chỉ các tuyển thủ eSport, những người gốc Á làm việc tại Mỹ đôi khi phải chịu cảnh nhắm mắt cho qua khi có ai đó thể hiện sự phân biệt. Ảnh: MSN.

"Các tuyển thủ của chúng tôi không nói tiếng Anh trôi chảy. Điều này khiến việc đối phó với những tình huống này càng khó khăn hơn. Tôi đã khuyên họ nên bỏ đi hoặc chỉ cần nói mình ’không biết tiếng Anh’", Jang chia sẻ.

Một số người trong cộng đồng thể thao điện tử đã đưa ra thắc mắc tại sao người chơi không lên tiếng nhiều hơn.

Ji cho rằng ngoài rào cản ngôn ngữ, một số tuyển thủ châu Á cảm thấy áp lực bởi định kiến "thiểu số kiểu mẫu" nhắm vào người châu Á trong xã hội phương Tây, từ đó họ chọn cách không nêu vấn đề.

“Các tổ chức và giải đấu thể thao điện tử chắc chắn phải nỗ lực để khuyến khích người chơi lên tiếng”, Jang nói. "Điều quan trọng là phải giáo dục mọi người trở thành một người tử tế, có cách đối xử tôn trọng với người khác", cô nhận định thêm.

Theo Trung tâm Nghiên cứu Sự căm thù và Chủ nghĩa cực đoan (Mỹ), tội phạm chống lại người châu Á đã tăng gần gấp ba lần từ vào năm 2020. Thực trạng diễn ra trên 16 thành phố lớn của Mỹ.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật