Iran thả tàu Hàn Quốc: Đằng sau là cả một chiến lược?

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Iran đã thả tàu chở hó‌a chấ‌t Hankuk Chemi của Hàn Quốc bị nước này bắt giữ vào hồi tháng 01 năm nay.
Iran thả tàu Hàn Quốc: Đằng sau là cả một chiến lược?
Vị trí con tàu chở hó‌a chấ‌t Hankuk Chemi của Hàn Quốc bị Iran bắt giữ

Iran thả tàu Hàn Quốc

Theo Bộ Ngoại giao Hàn Quốc hôm 09/4 cho biết, Iran đã thả con tàu chở hó‌a chấ‌t của Hàn Quốc, thuyền trưởng và thủy thủ đoàn, sau hơn ba tháng bắt giữ với cáo buộc con tàu vi phạm các quy định về môi trường, kết thúc vụ việc gây căng thẳng trong quan hệ giữa hai nước kể từ đầu năm đến nay.

Theo Bộ Ngoại giao Hàn Quốc, con tàu với thuyền trưởng và 12 thuyền viên, trong đó có hai công dân Việt Nam, đã rời cảng Iran lúc 08h20 (giờ Hà Nội).

Tàu Hankuk Chemi của Hàn Quốc chở hó‌a chấ‌t đã bị lực lượng chức năng Iran bắt giữ vào ngày 04/01 khi đi qua khu vực eo biển Hormuz gần vịnh Oman. Kể từ đó, con tàu neo đậu gần cảng Bandar Abbas của Iran.

Bộ Ngoại giao Hàn Quốc đã nhiều lần lên tiếng yêu cầu phía Iran thả con tàu chở dầu này. Vào ngày 10-12/01, Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao nước này thậm chí còn tới Iran để đàm phán.

Ban đầu trên tàu có 20 người bao gồm cả thuyền trưởng, nhưng sau đó 9 người đã được thả, hai nhân viên khác được cử xuống tàu thay thế, nên cuối cùng có 13 người ở lại trên con tàu bị bắt giữ kể cả thuyền trưởng. Trong số này, 5 người là công dân Hàn Quốc, 5 người khác đến từ Myanmar, 1 người Indonesia và 2 người Việt Nam. Được biết, sức khỏe của tất cả các thuyền viên đã không còn nguy hiểm.

bình luận về sự việc này, hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc cho biết, thông báo thả tàu được đưa ra trong bối cảnh có thông tin nói rằng Seoul và Tehran có thể đã có tiến triển trong đàm phán giải phóng khoảng 7 tỷ USD tài sản của Iran bị phong tỏa tại các ngân hàng Hàn Quốc theo lệnh trừng phạt của Mỹ.

Sự kiện này đã cho thấy, chính quyền Tehran đã tìm ra một phương pháp tưởng chừng đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả để đối phó với các lệnh trừng phạt và phong tỏa bắt đầu từ cái gọi là “chiến dịch gây áp lực tối đa” mà chính quyền tiền nhiệm Donald Trump đã phát động.

Iran đang thực hiện chiến lược gì?

Theo giới phân tích, Iran đang thực hiện một chiến lược nhất quán nhằm gỡ các nút thắt từ các lệnh trừng phạt của Mỹ, để thu được lợi ích từ chính các đòng minh của Washington.

Chiến lược này tập trung vào việc buộc các đồng minh của Mỹ phải đánh đổi lợi ích cho Iran, để nước này thả các con tàu bị Tehran bắt giữ, kể từ “cuộc chiến tàu chở dầu” hồi cuối năm ngoái. Việc án ngữ eo biển huyết mạch Hormuz đã cho Iran lợi thế lớn để thực hiện điều này.

Được biết, hai ngày trước khi nước này bắt giữ tàu chở dầu Hàn Quốc, một nhà ngoại giao Hàn Quốc đã tới Tehran để đàm phán về tài sản hàng tỷ USD của Iran hiện đang bị đóng băng ở Seoul, sau khi Mỹ rút khỏi JCPOA và tái áp đặt các lệnh trừng phạt với Iran.

Tàu Hankuk Chemi của Hàn Quốc đã được thả hôm 09/4

Tổng số tiền Iran bị phong tỏa tại Hàn Quốc có thể lên tới 8,5 tỷ USD. Đây là số tiền rất lớn đối với chính quyền Tehran trong bối cảnh nước này đang bị Mỹ siết chặt cấm vận, cấm tiếp cận các nguồn tài chính, hàng hóa thiết yếu và nguyên vật liệu công nghiệp.

Để tránh làm Hàn Quốc khó xử trong việc phải chuyển tiền cho Iran, Tehran tuyên bố sẵn sàng dùng số tiền này để đổi lấy nhiều loại hàng hóa và nguyên liệu cho các ngành công nghiệp, bao gồm nguyên liệu thô, thuốc men, hóa dầu, phụ tùng ô tô, đồ gia dụng…

Rõ ràng, chính quyền Tehran cho rằng, Hàn Quốc “cần thêm một số động lực” để quyết tâm đi ngược lại ý muốn của “Người anh cả” (Mỹ) và chấp nhận đề xuất của Iran. Do đó, Tehran đã bắt giữ chiếc tàu hó‌a chấ‌t của Hàn Quốc để tăng thêm sức nặng cho đề xuất của mình.

Giới phân tích cho rằng, Iran sẽ áp dụng những biện pháp giống như trong “Cuộc chiến tàu chở dầu” ở eo biển Hormuz hay Biển Đỏ để làm con bài mặc cả với các đồng minh của Mỹ, nhằm tìm kiếm lợi ích cho mình, chống lệnh trừng phạt của Washington.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật