Chính phủ Nga thông qua nghị định bãi bỏ Hiệp ước Bầu trời Mở

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Nga đã chính thức xem xét bãi bỏ Hiệp ước Bầu trời Mở, điều này sẽ khoét sâu thêm căng thẳng Nga và phương Tây và làm gia tăng nguy cơ tính toán sai lầm.
Chính phủ Nga thông qua nghị định bãi bỏ Hiệp ước Bầu trời Mở
 Các chuyến bay giám sát lãnh thổ Nga sẽ chấm dứt trong thời gian tới?

Mới đây, Cổng thông tin điện tử của Chính phủ Nga đã chính thức công bố Nghị quyết của Nga về việc bãi bỏ Hiệp ước Bầu trời Mở.

Nghị quyết nêu rõ: "Chính phủ thông qua đề xuất về việc bãi bỏ Hiệp ước Bầu trời Mở được ký kết tại Helsinki vào ngày 24/3/1992, và trình Tổng thống Nga để đệ trình lên Duma quốc gia Nga”.

Được biết, ngay từ đầu năm 2021, Nga đã thông báo về việc khởi động các thủ tục để rút khỏi Hiệp ước Bầu trời Mở, nguyên nhân là do Mỹ đã đơn phương từ bỏ Hiệp ước này vào tháng 11/2020 và không có động thái nào cho thấy sẽ quay lại Hiệp ước.

Trong nhiều năm qua, Washington liên tục cáo buộc Moscow duy trì cách tiếp cận có chọn lọc để thực hiện Hiệp ước Bầu trời Mở và vi phạm một số điều khoản của Hiệp ước này. Nga đã đưa ra các tuyên bố phản đối cáo buộc vi phạm Hiệp ước Bầu trời Mở.

Hiệp ước Bầu trời Mở được ký vào ngày 24/3/1992 tại Helsinki, Phần Lan. Văn kiện này đã trở thành một trong những biện pháp xây dựng lòng tin ở châu Âu sau chiến tranh Lạnh, khi cho phép 34 quốc gia tham gia công khai thu thập thông tin về lực lượng và hoạt động quân sự của nhau.

Trước khi Mỹ rút khỏi Hiệp ước, đã có 35 quốc gia đã ký kết, gồm: Nga, Mỹ và một số nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Kyrgyzstan là nước đã ký vào văn kiện này, song việc phê chuẩn vẫn chưa được thực hiện.

Hiệp ước Bầu trời mở đa phương bắt đầu có hiệu lực từ năm 2002. Hiệp ước được ký kết bởi đại diện 23 quốc gia thành viên Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu, được xây dựng với sự tham gia tích cực của Moscow.

Hiệp ước cho phép các quốc gia thành viên có quyền tiến hành các chuyến bay không vũ trang qua vùng trời của nhau để theo dõi các hoạt động quân sự, theo các hạn ngạch bay đã được thống nhất từ trước. Tuy nhiên, cả Moscow và Washington đã nhiều lần cáo buộc lẫn nhau vi phạm thỏa thuận.

Một tiêu chí chủ đạo của Hiệp ước Bầu trời mở là tạo dựng lòng tin và hiểu biết giữa các nước thành viên tham gia, thông qua việc cùng tiến hành các chuyến bay do thám trên vùng trời của các nước khác.

Hiệp ước được coi là một trong những trụ cột đảm bảo an ninh ở cựu lục địa. Mục đích chính của văn kiện này là để theo dõi thực trạng các quốc gia thực thi những thỏa thuận giải trừ quân bị (mà hàng đầu là Hiệp ước về các lực lượng vũ trang thông thường ở châu Âu), và bằng cách đó hoá giải những mối lo ngại mới phát sinh, xây dựng niềm tin lẫn nhau.

Theo thống kê do truyền thông đưa ra, kể từ khi Hiệp ước Bầu trời mở có hiệu lực vào năm 2002, đã có hơn 1.500 chuyến bay được thực hiện theo tinh thần của Hiệp ước này. Ngày 22/5/2020, Mỹ đưa ra thủ tục rút khỏi Hiệp ước và chính thức rút vào ngày 22/11. Bộ Ngoại giao Nga lưu ý rằng, sau việc này, "sự cân bằng lợi ích của các quốc gia tham gia đạt được khi ký kết Hiệp ước đã bị phá vỡ”.

Người đứng đầu Ủy ban Duma Quốc gia Nga về các vấn đề quốc tế Leonid slu‌tsky, coi việc Nga khởi động thủ tục rút khỏi Hiệp ước là “một phản ứng thỏa đáng” đối với Mỹ, và “việc các đối tác châu Âu không hành động để cung cấp bảo đảm cho Nga về việc không chuyển dữ liệu về các chuyến bay quan sát trên lãnh thổ Nga cho phía Mỹ”.

Nga cho rằng, sau bước đi của Washington và không có sự bảo đảm từ châu Âu, việc tiếp tục các chuyến bay sẽ mang đến rủi ro cho an ninh quốc gia của Nga.

Theo nhận định của một số chuyên gia, việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở chẳng khác nào “một đòn giáng mạnh” xuống các nước đồng minh. Tuy nhiên, sự ra đi của Mỹ lại được cho là không “tác động” nhiều tới Nga bởi hiện nay, Moscow dường như lại đang quan tâm tới việc giám sát không phận ở các nước châu Âu hơn là ở Mỹ.

Việc cả Mỹ và Nga rút khỏi Hiệp ước được dự báo là sẽ khoét sâu thêm mối quan hệ căng thẳng giữa Nga và phương Tây, đồng thời làm gia tăng nguy cơ xung đột và những tính toán sai lầm.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật