Bộ trưởng Y tế: Tình trạng rất báo động, ổ dịch phức tạp

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Đây là nhận định của Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long khi đánh giá về tình hình dịch Covid-19 hiện tại ở Việt Nam.
Bộ trưởng Y tế: Tình trạng rất báo động, ổ dịch phức tạp
Ảnh minh họa

Chiều 7/5, tại cuộc họp trực tuyến Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long đánh giá đợt dịch lần này phức tạp hơn các đợt trước, có đa ổ dịch, đa nguồn lây, đa chủng (biến chủng từ Anh và Ấn Độ) nên tốc độ lây nhiễm tăng cao hơn. Thực tế đã chứng minh điều này. Ở các nước, tình hình lây nhiễm nhanh, phức tạp, khó kiểm soát.

"Thời gian tới, việc đánh giá tình hình dịch, kiểm soát khó khăn hơn trước, có thể xuất hiện thêm ổ dịch, nguồn lây chưa biết, chưa kiểm soát được", Bộ trưởng nói.

Ông nhấn mạnh các địa phương phải đặt trong trạng thái không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác. Bộ trưởng dẫn lời Thủ tướng Chính phủ: "Một người lơ là, cả xã hội vất vả".

Cần chủ động xét nghiệm phát hiện ca bệnh

Bộ trưởng khẳng định điều này đầu tiên khi đề cập các vấn đề chuyên môn cần lưu ý với tất cả tỉnh, thành phố. Các địa phương phải nâng cao năng lực, công suất, chủ động xét nghiệm, đảm bảo chuẩn bị sẵn sàng cho tình huống dịch lan rộng trong cộng đồng.

"Trong các cuộc họp giao ban, chúng tôi luôn coi đây là điểm yếu của tất cả chứ không riêng địa phương nào. Vì thế, Bộ Y tế liên tục nhắc nhở các địa phương vấn đề này", Bộ trưởng nói.

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long chỉ đạo công tác phòng, chống dịch tại thôn Quan Nhân, xã Nhân Đạo, huyện Lý Nhân, Hà Nam. Ảnh: BYT.

Người đứng đầu ngành y tế khẳng định Việt Nam đảm bảo đủ sinh phẩm chẩn đoán, xét nghiệm Covid-19. Bộ Y tế cũng ban hành văn bản về phương thức giám sát mới, tăng tính chủ động cho các địa phương, cho phép dùng kháng nguyên nhanh để sàng lọc. Ngoài ra, các địa phương có thể xét nghiệm gộp mẫu để tăng tốc độ.

Bộ trưởng khẳng định độ chính xác, độ nhạy, đặc hiệu của phương pháp kháng nguyên nhanh với các xét nghiệm rRT-PCR hay gộp mẫu là tương đương nhau.

Ông lưu ý các tỉnh, thành phố cần mở rộng đối tượng, nơi có nguy cơ cao; xét nghiệm tầm soát định kỳ, thường xuyên. Đối với các bệnh viện đó là các nhân viên y tế, khu vực cấp cứu, chạy thận nhân tạo. "Chỉ có bằng xét nghiệm thì mới phát hiện ra được ca bệnh Covid-19", ông nhắc lại.

Nguy cơ dịch xâm nhập vào bệnh viện tuyến trung ương

Bộ trưởng khẳng định nguy cơ dịch xâm nhập vào các bệnh viện tuyến Trung ương (tuyến cuối) cao hơn rất nhiều địa phương. Bởi những cơ sở y tế này là tổng hợp các bệnh nhân từ địa phương chuyển lên.

Bộ Y tế đã có các công điện khuyến cáo mạnh mẽ hạn chế người bệnh đến khám tại bệnh viện tuyến trung ương mà chủ yếu nên đến tuyến cơ sở.

Việt Nam đã áp dụng hệ thống khám chữa bệnh từ xa để giúp y tế tuyến cơ sở điều trị những ca bệnh lâu này thường điều trị ở tuyến trung ương; cùng đó, hạn chế việc thăm bệnh nhân.

bệnh viện bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Kim Chung (huyện Đông Anh, Hà Nội) bị cách ly y tế từ ngày 5/5. Ảnh: Việt Linh.

Ngoài ra, người đứng đầu ngành y tế nhấn mạnh vấn đề bảo vệ các khu vực trọng yếu như phòng khám, phòng cấp cứu, chạy thận nhân tạo… Đây là những khu vực khi dịch xâm nhập, việc điều trị bệnh nhân rất khó khăn.

Bộ trưởng cũng nhấn mạnh việc đảm bảo an toàn Covid-19 ở các bệnh viện ở các địa phương là trách nhiệm của các địa phương. "Nếu cơ sở không đáp ứng an toàn Covid-19, không tuân thủ phòng chống dịch thì lập tức cho dừng ngay hoạt động. Chúng ta phải liên tục trong trạng thái cảnh giác cao độ, phải làm hết sức, hết mình", ông khẳng định.

Bên cạnh đó, những cơ sở nào đủ điều kiện theo quy định của Bộ Y tế mới cho phép nhận người cách ly, không đủ điều kiện là cho dừng, "không được nhân nhượng, xuề xoà, dễ dãi".

Về việc chuẩn bị cho các kịch bản, Bộ Y tế đã yêu cầu rà soát lại hết cơ sở y tế trên toàn quốc để chuẩn bị cho mọi tình huống.

"Chúng ta đang được đặt trong tình trạng báo động rất cao, đề nghị các địa phương phải kích hoạt toàn bộ hệ thống phòng, chống dịch, coi như địa phương đang trong dịch, để khi xảy ra không bối rối, bỡ ngỡ", Bộ trưởng nhấn mạnh.  

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 11318
  1. Bí thư Đinh Tiến Dũng: Hà Nội không giãn cách, phong toả một cách cực đoan
  2. Bé 1 tuổi ở Hà Nội dương tính SARS-CoV-2
  3. Gặp F0 trên sân bóng, 4 người dương tính với SARS-CoV-2
  4. Nhiều người cách ly kêu “đắt” vì khách sạn thu 1,7 triệu đồng/ngày: Đã hạ giá xuống 900 nghìn đồng
  5. Người dân Hà Nội vẫn vô tư đi đường, tập thể dục không đeo khẩu trang
  6. Hà Nội phong tỏa chung cư The Legacy
  7. Các địa điểm cách ly y tế trên địa bàn Hà Nội
  8. 4 học sinh lớp 12 ở Hà Nội bị lây nhiễm Covid-19
  9. Cách ly Bệnh viện Medlatec cơ sở Nghĩa Dũng
  10. Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng: Bình tĩnh, tỉnh táo ứng phó với dịch Covid-19
  11. Hà Nội: Lập hồ sơ xử lý ca bệnh làm lây COVID-19 ở Thường Tín
  12. Hà Nội ghi nhận 9 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, trong đó 1 người ở chung cư
  13. Huyện Thường Tín yêu cầu công an xử lý bệnh nhân 3092 vì không khai báo làm lây lan COVID-19
  14. Thủ tướng: Phải hết sức tỉnh táo, cảnh giác, không để Việt Nam thành “nước có dịch”
  15. [Ảnh] Hà Nội: Phát lờ lệnh cấm, người dân chủ quan chen chúc tập thể dục ở công viên
  16. Thủ đoạn “ẩn mình” của nhóm người Trung Quốc nhập cảnh “chui”
  17. BV Bệnh nhiệt đới Trung ương không thể tiếp nhận bệnh nhân Covid-19
  18. Hà Nội xét nghiệm Covid-19 người từng đến Bệnh viện K
  19. Chùm 42 ca mắc tại BV Nhiệt đới TW: Có cả biến chủng của Anh và Ấn Độ
  20. Hà Nội: Thêm 2 điều dưỡng BV Bệnh Nhiệt đới TW dương tính SARS-CoV-2
  21. Thêm 15 ca mắc Covid-19 tại Hà Nội, Bắc Ninh
  22. Khuyến cáo người dân các tỉnh hạn chế lên Hà Nội khám chữa bệnh
Video và Bài nổi bật