Đề kiểm tra hỏi “Nguyên nhân gây phá rừng”, học sinh viết đúng 2 từ mà giáo viên nhưng vẫn phải cho điểm!

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Đây có lẽ là học sinh lầy lội và trả lời súc tích nhất mà giáo viên từng gặp.
Đề kiểm tra hỏi “Nguyên nhân gây phá rừng”, học sinh viết đúng 2 từ mà giáo viên nhưng vẫn phải cho điểm!
Câu trả lòi bá đạo của học sinh.

"Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò" - đây chính là câu kinh điển để nói về độ nghịch ngợm và những suy nghĩ tinh quái luôn thường trực trong đầu những cô cậu tuổi hồng. Nhiều khi học trò làm những điều, nghĩ những thứ mà thầy cô và bố mẹ cũng bó tay! 

Mới đây, một đề kiểm tra của học sinh nước ngoài được chia sẻ lên mạng xã hội. Nội dung câu hỏi không có gì mới, là về vấn đề bảo vệ môi trường nhưng vừa nhìn phần câu trả lời, dân tình liền ôm bụng cười lăn lộn. Còn giáo viên chấm thi chắc cũng vừa tức vừa buồn cười. Cụ thể với câu hỏi: "Đưa ra một nguyên nhân gây ra nạn phá rừng", học sinh viết: "This paper" - "Tờ giấy này".

Chắc ai cũng biết, giấy vốn được làm từ gỗ. Ban đầu, những tờ giấy đầu tiên trong lịch sử loài người được làm từ sợi vỏ cây. Với sự phát triển hiện nay, giấy có thể được làm từ bột gỗ hoặc bột giấy tái chế. Nhưng cơ bản thì thành phần chính để làm nên giấy cũng vẫn là Xenlulozơ, là chất thường có trong tế bào thực vật. Bột gỗ để sản xuất giấy làm từ những loại cây chuyên dùng để nghiền thành bột gỗ như: Linh sam, vân sam, thông, sồi, bạch đàn, keo,…

Bột gỗ chiếm 70% trong giấy, 30% còn lại là các thành phần phụ gia. Vậy ngành giấy có gây phá hoại rừng không? Câu trả lời là đây: Không chỉ riêng ngành giấy, mà bất cứ ngành nghề nào, nếu biết cân bằng giữa khai thác và gieo trồng thì đều không phá hoại rừng. Đối với ngành giấy, rừng cung cấp nguyên liệu làm bột gỗ, nhưng ngành giấy không phá hoại rừng. Bởi 3 lý do:

– Đa phần cây trồng để làm bột giấy là những loại cây sinh trưởng nhanh, thời gian thu hoạch ngắn hạn. Vì vậy, việc trồng lại những cây này để phủ xanh rừng cũng không mất nhiều thời gian.

Ngành giấy không gây phá rừng nếu chúng ta khai thác đúng cách.

– Cây trồng làm bột giấy là nguồn thu kinh tế bền vững và lâu dài cho người dân. Vì vậy, người dân sẽ tự động thường xuyên trồng cây để bán cho nhà máy chứ không phá cây rừng.

– Theo thống kê trong ngành giấy, có đến 80% lượng giấy đều được tái sử dụng. Điều này giúp tiết kiệm tài nguyên rừng một cách đáng kể.

Tuy nhiên như đã nói ở trên, với bất cứ ngành nghề nào, nếu biết cân bằng giữa khai thác và gieo trồng thì đều không phá hoại rừng. Trong trường hợp ngược lại, nếu không khai thác hợp lý thì có thể gây hại cho rừng. Có lẽ vì vậy mà giáo viên đac chấm đúng cho câu trả lời của học sinh này.

Dù vậy dám nói bóng gió bài kiểm tra của mình gây phá rừng như học sinh này thì đúng là to gan lớn mật! Bài kiểm tra này sau đó nhận tới 61k lượt like và 1,2k lượt chia sẻ từ cộng đồng mạng. Hiện tại câu trả lời lầy lội này vẫn đang được cư dân mạng chia sẻ với tốc độ chóng mặt.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật