HẢI PHÒNG: Chủ động rà soát, thực hiện các phương án phòng chống bão, sơ tán nhân dân

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
UBND thành phố vừa ban hành Công điện số 03/CĐ-CT ngày 12/6/2021 gửi Chủ tịch UBND các quận, huyện và Thủ trưởng các Sở, ban, ngành thành phố về việc phòng chống áp thấp nhiệt đới và bão.
HẢI PHÒNG: Chủ động rà soát, thực hiện các phương án phòng chống bão, sơ tán nhân dân
Đường đi của áp thấp nhiệt đới. Ảnh: Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia

Để chủ động đối phó với áp thấp nhiệt đới và bão đang đi vào đất liền, Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng yêu cầu Chủ tịch UBND các quận, huyện và Thủ trưởng các sở, ngành, cơ quan, đơn vị khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, theo dõi chặt chẽ diễn biến của áp thấp nhiệt đới; kiểm đếm, bằng mọi biện pháp thông báo cho chủ các phương tiện đang hoạt động trên biển khẩn trương di chuyển về nơi trú tránh an toàn; quản lý chặt chẽ hoạt động của tàu thuyền thủy sản, tàu du lịch, tàu vận tải; tổ chức neo đậu tầu thuyền; gia cố lồng bè thủy sản; không để người trên các tàu thuyền, lồng bè, chòi canh thủy sản khi có gió mạnh hoặc bão đổ bộ, đặc biệt là khách du lịch trên biển và các đảo; giữ liên lạc thường xuyên với các chủ phương tiện để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra.

Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố căn cứ diễn biến của bão chủ động xác định thời điểm thông báo cấm biển và tạm dừng các hoạt động vận tải đường thủy nội địa, hệ thống cáp treo, cầu vượt biển, khu vui chơi giải trí tại các khu du lịch biển.

Thứ hai, chủ động rà soát, thực hiện các phương án phòng chống bão, phương án sơ tán nhân dân ở khu vực trũng thấp, ven sông, ven biển, khu nhà cũ yếu, khu du lịch biển, khu vực có nguy cơ sạt lở và trên các phương tiện đã về nơi neo đậu.

Thứ ba, tổ chức kiểm tra và thực hiện biện pháp đảm bảo an toàn đê điều, công trình đang thi công, cầu tàu, bến cảng, các cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu thuyền, công trình giao thông, công trình công cộng, hệ thống truyền tải điện, thông tin liên lạc, khu vực khai thác khoáng sản, khu nuôi trồng thủy sản, trang trại, gia trại nông nghiệp, cắt tỉa cây xanh.

Thứ tư, tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các biện pháp phòng chống bão, bảo vệ an toàn về người và tài sản.

Thứ năm, chủ động các biện pháp tiêu nước đề phòng ngập úng, bảo vệ cây trồng; triển khai các biện pháp sản xuất, thu hoạch diện tích lúa, hoa màu và trái cây để giảm thiểu thiệt hại.

Thứ sáu, duy trì lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn sẵn sàng ứng cứu khi có yêu cầu.

Thứ bảy, các thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố chủ động kiểm tra, đôn đốc công tác phòng chống theo địa bàn, lĩnh vực đã được phân công.

Thứ tám, tổ chức trực ban nghiêm túc và thường xuyên báo cáo về Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố.

Trong quá trình triển khai thực hiện, yêu cầu các Sở, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh COVID-19 theo quy định.

Theo tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, chiều 12/6, áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Nam đảo Hải Nam (Trung Quốc) đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 2 năm 2021 và có tên quốc tế là KOGUMA.

Hồi 13 giờ, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,8 độ Vĩ Bắc; 109,0 độ Kinh Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75 km/giờ), giật cấp 10. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 120 km tính từ tâm bão.

Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20 km, đi vào Vịnh Bắc Bộ.

Đến 01 giờ ngày 13/6, vị trí tâm bão ở khoảng 19,4 độ Vĩ Bắc; 107,2 độ Kinh Đông, ngay trên vùng biển khu vực từ Hải Phòng đến Nghệ An. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75 km/giờ), giật cấp 10.

Trong 12 đến 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20 km, đi vào đất liền và ảnh hưởng trực tiếp đến các các tỉnh/thành phố khu vực Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ sau đó suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.

Đến 13 giờ ngày 13/6, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 20,3 độ Vĩ Bắc; 105,3 độ Kinh Đông, ngay trên khu vực nam đồng bằng Bắc Bộ và Thanh Hóa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50 km/giờ), giật cấp 8.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 11686
  1. Bão số 2 đổ bộ vào đất liền, cảnh báo mưa lớn từ Bắc Bộ đến Thừa Thiên Huế
  2. Bão số 2 đổ bộ đất liền Thái Bình - Thanh Hóa
  3. Bão số 2 giật cấp 10 vào đất liền
  4. Bão số 2 vào Vịnh Bắc Bộ, giật cấp 9-10, mưa to từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên-Huế
  5. Bão Koguma đổ bộ sáng 13/6
  6. Quảng Bình: Chủ động ứng phó với diễn biến áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão
  7. Thanh Hoá cấm biển từ 19h ngày 12/6
  8. Ninh Bình: Chủ động phướng án ứng phó với bão số 2
  9. Quảng Ninh: Cấm biển để ứng phó với cơn bão KOGUMA
  10. Bão số 2 giật cấp 10 cách Thái Bình 260km
  11. Hà Nội chủ động ứng phó cơn bão số 2
  12. Từ 16h ngày 12/6: Quảng Ninh tạm ngừng cấp phép cho các phương tiện thủy ra khơi
  13. Hơn 8.100 tàu khai thác thủy sản đã về neo đậu tại các khu vực an toàn
  14. THÁI BÌNH: Khẩn trương kêu gọi tàu thuyền về nơi tránh trú
  15. Bão số 2 cách Thái Bình khoảng 235km, Hà Nội mưa lớn và dông
  16. Hải Phòng, Quảng Ninh cấm biển để ứng phó bão số 2
  17. Hà Nội chủ động ứng phó bão số 2, sẵn sàng cứu nạn, cứu hộ phù hợp với tình huống dịch bệnh
  18. Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, ảnh hưởng từ Quảng Ninh đến Nghệ An
  19. Áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 2, hướng vào Hải Phòng - Nghệ An
  20. KHẨN: Nam Định CẤM BIỂN, dừng các hoạt động vui chơi giải trí tại các khu du lịch ven biển
  21. Thanh Hóa chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới
Video và Bài nổi bật