Sau 2 lần sảy thai, mẹ chấp nhận tiêm 500 lần trong 1 thai kỳ để giữ con đến cùng

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Sau quá trình thăm khám từ bác sỹ, cuối cùng người mẹ đã đi đến 1 quyết định đó là đồng ý tiêm hơn 500 mũi trong cả thai kỳ để giữ con khỏe mạnh.
Sau 2 lần sảy thai, mẹ chấp nhận tiêm 500 lần trong 1 thai kỳ để giữ con đến cùng
ảnh minh họa

Con em năm nay được 5 tuổi rồi mà nhớ lại khoảng thời gian mang thai em vẫn cảm thấy ám ảnh quá các mẹ ạ. Lúc đó đi khám bác sỹ nói thai em bị yếu nên phải hạn chế đi lại, mẹ chồng em vì quá lo lắng nên ăn uống, sinh hoạt của em đều được phục vụ tại giường. Cho đến khi được 3 tháng, em mới dám bước chân ra khỏi phòng, ai nói chỉ sợ chăm con vất vả thôi chứ mang thai thì không sợ nhưng em thì ngược lại các mẹ ạ. Cũng may là con em chào đời khỏe mạnh, giờ thì lanh lợi hát múa cả ngày nhưng em vẫn chưa dám có bầu lại vì sợ bị hành như đứa đầu. Vậy mà hôm qua em đọc được câu chuyện của  người mẹ sau 2 lần sảy thai, vì để giữ đứa con thứ 3 mà chấp nhận tiêm đến 500 mũi tiêm trong thai kỳ mới thấy những đau đớn mà em đã trải qua thật chẳng thấm bao nhiêu so với người mẹ này các mẹ ạ.

Xem Video: Sinh con sau 10 năm chữa hiếm muộn, lại muốn cho con đi

//

Theo đó 1 người mẹ đến từ Nam Kinh đã chia sẻ quá trình mang thai của mình trên trang cá nhân, chị cho biết vì sức khỏe không tốt nên 2 lần mang thai đầu của chị đều bị sảy, khi biết tin mang thai lần 3, chị cảm thấy rất hạnh phúc và tìm mọi cách để giữ được con ở lại. Sau quá trình thăm khám từ bác sỹ, cuối cùng chị đi đến 1 quyết định đó là đồng ý tiêm hơn 500 mũi trong cả thai kỳ để giữ con khỏe mạnh.

May mắn thay, cuối cùng sự cẩn trọng và cố gắng của chị đã được đền đáp xứng đáng, đứa trẻ chào đời khỏe mạnh trong niềm hạnh phúc trào dâng của người mẹ.

Nhìn những cây kim dày đặc trong bức ảnh này khiến nhiều mẹ bỉm sữa cảm thấy nể phục vì tình mẫu tử quá tuyệt vời và mong em bé sau này sẽ đối xử tốt với mẹ. Thực lòng mà nói, ai cũng nghĩ rằng có bầu sinh con là đã vất vả lắm rồi, nhưng qua câu chuyện của người mẹ này mới thấy bản thân mình đã thật may mắn vì mang thai suôn sẻ, con sinh ra được bình an.

Nguồn hình: sohu

Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến sảy thai, ở mỗi mẹ bầu lại gặp những nguyên nhân khác nhau. Thông thường, nếu sảy thai trong 3 tháng đầu thai kỳ sẽ do các vấn đề về thai nhi. Còn nếu sảy thai ở tam cá nguyệt thứ 2 thì nguyên nhân thường xuất phát từ phía người mẹ. Việc sảy thai sẽ gây ảnh hưởng nhất định đến tâm lý của người mẹ, đặc biệt đối với những lần mang thai tiếp theo. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng sảy thai như:

Yếu tố thai nhi:

Yếu tố di truyền: Thai nhi dị dạng nhiễm sắc thể, đột biến gen;

Bất thường về phát triển: Dị tật các cơ quan của thai nhi, cấu trúc c‌ơ th‌ể, rối loạn chức năng hệ cơ quan.

Yếu tố người mẹ:

Di truyền: khiếm khuyết về di truyền, cấu trúc nhiễm sắc thể bất thường;

Bất thường cơ quan sinh sản: Các bất thường ở tử cung như tử cung có vách ngăn, tử cung hai sừng, tử cung một sừng… cũng có thể gây sảy thai. Bên cạnh đó, u xơ tử cung cũng có nguy cơ gây hại cho thai nhi.

bệnh nội tiết: Các bệnh của hệ thống nội tiết liên quan chặt chẽ đến khả năng sinh sản, chẳng hạn như các bệnh tuyến giáp (cường giáp, suy giáp), đái tháo đường, tăng prolactin máu, hội chứng buồng trứng đa nang…

Yếu tố miễn dịch: Các bệnh miễn dịch thấp khớp (như lupus ban đỏ…), hội chứng kháng phospholipid, viêm tuyến giáp miễn dịch, bất thường đồng miễn dịch của cả 2 vợ chồng;

nhiễm trùng: nhiễm trùng đường sinh sản, nhiễm trùng toàn thân nặng;

Biến chứng nội khoa và phẫu thuật: Thiếu máu và các bệnh nộ‌i tạn‌g quan trọng khác;

Yếu tố người cha:

Di truyền: khiếm khuyết về vật chất di truyền, cấu trúc nhiễm sắc thể bất thường;

con giống: nhiễm sắc thể của con giống bất thường.

Yếu tố tinh thần và tâm lý:

Người mẹ gặp những sang chấn chính như căng thẳng quá mức, lo lắng, sợ hãi, lo âu…

Ảnh hưởng của thói quen sinh hoạt hoặc sở thích:

Người mẹ hút thuốc, rượu, m‌a tú‌y, thức khuya quá nhiều và làm việc quá sức...

Yếu tố môi trường:

Người mẹ tiếp xúc với nhiệt độ cao, bức xạ, kim loại nặng, hó‌a chấ‌t độc hại… trong thời kỳ đầu mang thai.

Vì vậy, trong 3 tháng đến 6 tháng trước khi mang thai, các cặp vợ chồng phải có kế hoạch cụ thể, khám sức khỏe, điều chỉnh thói quen sinh hoạt hàng ngày để giúp con yêu được chào đời khỏe mạnh và bình an.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật