Hơn 2.000 F0 ở TP HCM phải hỗ trợ hô hấp

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
2.070 người bệnh cần được hỗ trợ hô hấp, 1.331 ca nặng, trong số hơn 33.300 F0 đang điều trị tại các bệnh viện TP HCM, ngày 5/8.
Hơn 2.000 F0 ở TP HCM phải hỗ trợ hô hấp
Nhân viên y tế điều trị các bệnh nhân nặng, nguy kịch tại bệnh viện Hồi sức Covid-19, TP Thủ Đức, TP HCM. Ảnh: Thành Nguyễn.

Thông tin được Phó giám đốc Sở Y tế TP HCM Nguyễn Hữu Hưng cho biết tại họp báo cung cấp thông tin về công tác phòng chống Covid-19, chiều 5/8.

Trong số 1.331 bệnh nhân nặng, có 1.277 trường hợp thở máy, 39 người bệnh cần lọc máu và 15 ca can thiệp ECMO. Số ca t‌ử von‌g tại TPHCM tính đến nay là 2.105 (tỷ lệ 1,94%).

Theo ông Hưng, thành phố đang có 193 cơ sở cách ly F0, tại TP Thủ Đức và các quận huyện. Các cơ sở này đảm nhận nhiệm vụ cách ly và điều trị F0 tại tầng một trong mô hình điều trị tháp 5 tầng, với 53.617 giường. "Những cơ sở này góp phần giảm tải cho các bệnh viện d‌ã chi‌ến và bệnh viện điều trị Covid-19", bác sĩ Hưng nói.

Bốn tầng còn lại gồm 55 cơ sở, bao gồm các bệnh viện ngoài công lập đã chuyển đổi công năng một phần hoặc toàn bộ sang điều trị Covid-19). Cụ thể, tầng hai có 16 bệnh viện d‌ã chi‌ến thu dung (đang tiếp nhận 23.305 người bệnh), tầng ba gồm 20 bệnh viện (4.385 người bệnh), tầng 4 có 15 bệnh viện (4.238 F0) và tầng 5 gồm 4 bệnh viện (1.450 F0).

Hôm 3/8, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP HCM Phan Văn Mãi trong cuộc họp báo nhìn nhận F0 nặng, t‌ử von‌g là vấn đề của thành phố, hệ thống y tế đang quá tải và khâu tiếp nhận, xử lý ở tầng 3 trong tháp 5 tầng điều trị đang gặp nhiều khó khăn do hạn chế cơ sở vật chất, đội ngũ, thiết bị.

Để liên thông chuyển bệnh giữa các tầng điều trị, Sở Y tế TP HCM đã ban hành văn bản hướng dẫn quy trình trong các trường hợp mắc Covid-19 đến bệnh viện. Theo đó, tầng một chăm sóc và theo dõi sức khỏe các F0 không có triệu chứng, không bệnh nền. Tầng hai điều trị F0 có triệu chứng và điều trị các bệnh lý nền kèm theo. Tầng ba điều trị ở mức cơ bản đối với các trường hợp có triệu chứng trung bình và nặng. Tầng 4 điều trị F0 có kèm bệnh lý nền nặng hoặc bệnh lý đi kèm như bệnh thận, viêm gan, tai biến mạch máu não. Tầng 5 có nhiệm vụ hồi sức chuyên sâu cho các trường hợp Covid-19 nguy kịch.

Bộ Y tế đang cùng TP HCM thiết lập nhiều trung tâm hồi sức bệnh nhân nguy kịch, do các bệnh viện lớn tuyến trung ương như Chợ Rẫy, Bạch Mai, Việt Đức, Trung ương Huế... phụ trách, với mục tiêu lớn nhất là giảm số t‌ử von‌g.

Giám đốc Sở Y tế TP HCM hôm nay cũng gửi văn bản hỏa tốc, đề nghị các bệnh viện không được yêu cầu người bệnh phải có xét nghiệm test nhanh hoặc PCR dương tính nCoV mới tiếp nhận bệnh. "Tuyệt đối không vì thủ tục hành chính mà làm chậm trễ việc cấp cứu người bệnh", ông Bỉnh nêu. Tùy tình trạng người bệnh mà bệnh viện quyết định việc tiếp tục điều trị hay cần chuyển tuyến.

Ông Bỉnh yêu cầu các cơ sở y tế luôn sẵn sàng tiếp nhận người bệnh đến khám và cấp cứu 24/7, khẩn trương đánh giá tình trạng người bệnh, sơ cấp cứu ban đầu; đồng thời đảm bảo trực 24/7, luôn mở cổng bệnh viện để sẵn sàng tiếp nhận khi người dân đến khám hoặc cấp cứu, đặc biệt vào ban đêm.

Lãnh đạo Sở Y tế cũng đề nghị bệnh viện chủ động bố trí thêm giường, băng ca, bình oxy dự trữ tại khu vực tiếp nhận và cấp cứu, không để người bệnh diễn biến nặng hơn do phải chờ đợi lâu.

"Những việc này nhằm đến mục tiêu giảm thấp tỷ lệ t‌ử von‌g, không để người bệnh t‌ử von‌g tại nhà do chậm trễ hoặc từ chối tiếp nhận người bệnh", ông Bỉnh nêu. Người đứng đầu các đơn vị chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tình trạng chậm trễ hoặc từ chối tiếp nhận người bệnh.

Tại cuộc họp báo, Phó chủ tịch UBND TP Dương Anh Đức cho biết, thành phố đang tiêm chủng cho toàn bộ người dân trên 1‌8 tuổ‌i, bao gồm cả công dân nước ngoài. Theo thống kê chưa đầy đủ, kể từ đầu đợt tiêm thứ 5 cho tới nay (không bao gồm số lượng tiêm tại các cơ quan y tế trung ương trên địa bàn thành phố, được cấp vaccine trực tiếp từ Bộ Y tế), thành phố đã tiêm hơn 1,3 triệu người. Trong đó, 207.297 người trong nhóm 65 tuổi trở lên và có bệnh lý nền.

Theo ông Đức, số lượng tiêm chủng liên tục tăng dần trong những ngày qua. Riêng trong ngày 4/8, có 184.256 người được tiêm, ghi nhận 501 trường hợp phản ứng nhẹ, không có trường hợp phản ứng nặng.

"Các loại vaccine đang cấp phép sử dụng tại TP HCM gồm AstraZeneca, Moderna, Pfizer, Vero Cell đều ghi nhận tỷ lệ hiệu quả bảo vệ khá giống nhau", ông Đức cho biết. Theo đó, những người tiêm đủ hai liều có thể có tỷ lệ nhỏ mắc Covid-19 nhưng tỷ lệ trở nặng rất thấp, tỷ lệ t‌ử von‌g gần như bằng 0. Đây là lý do quan trọng để thành phố đẩy mạnh tiêm vaccine.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 12137
  1. F0 ở TP.HCM xin được quét dọn, gội đầu cho cả khoa bệnh
  2. Khẩn: Nơi nào tiêm chậm, không nhận vắc xin sẽ bị dừng phân bổ
  3. Lo dịch bùng phát, cơ quan chức năng TPHCM đề xuất dừng tiếp nhận cai nghiện ma túy
  4. TP Hồ Chí Minh: Hơn 1,5 triệu liều vắc xin đã được tiêm trong 2 tuần qua
  5. Người nước ngoài tại TP Thủ Đức cảm kích khi được tiêm vaccine
  6. TP HCM tiêm vaccine cho người dân vào ban đêm
  7. TP.HCM: Hơn 1,5 triệu người được tiêm vắc xin trong nửa tháng
  8. Đẩy nhanh tiêm vắc-xin ở TP HCM, Bình Dương
  9. Một ổ dịch lớn tại TP.HCM đã được kiểm soát
  10. TP.HCM dồn lực phủ vắc xin
  11. TP Hồ Chí Minh tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người nước ngoài
  12. Ba tầng cuối trị Covid-19 tại TP HCM ’gần như hết công suất’
  13. Vì sao TP.HCM gặp khó khi hỗ trợ hai nhóm người lao động theo Nghị quyết 09?
  14. TP.HCM tiếp nhận hơn 900 tỷ đồng ủng hộ công tác phòng, chống COVID-19
  15. Danh sách 183 “bếp ăn nhà Hội” ở TPHCM để “ai cần là có”
  16. TP Hồ Chí Minh: Bình quân mỗi ngày tiêm 100.000 liều vaccine ngừa Covid-19
  17. Tin tức Covid-19 tại TP.HCM ngày 5.8: 46.795 trường hợp điều trị khỏi từ khi dịch bệnh bắt đầu
  18. TP.HCM phản hồi việc Hải Phòng mượn nửa triệu liều vắc xin Sinopharm
  19. Gần 25% dân số từ 18 tuổi trở lên ở TP.HCM được tiêm vaccine Covid-19
  20. Hơn 300 y bác sĩ cùng 8 tấn thiết bị chi viện TP.HCM
  21. Nhường nhau “lá chắn”
Video và Bài nổi bật