U60 vẫn cố đi lao động nước ngoài, cặp vợ chồng ngày trở về phải “mượn ngược” 1 triệu từ con

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Vay nợ để đi lao động ở nước ngoài, cặp vợ chồng già chẳng ngờ ngày trở về chẳng hề “vinh hiển”, ngược lại còn mất trắng, mang tiếng xấu, con cái phải còng lưng ra gánh. Đây là câu chuyện về “người nhà quê” nhưng lại là bài học cảnh tỉnh dành cho tất cả mọi gia đình.
U60 vẫn cố đi lao động nước ngoài, cặp vợ chồng ngày trở về phải “mượn ngược” 1 triệu từ con
Vợ chồng bà Dung tại tòa (Ảnh: Dân Trí)

Theo diễn biến vụ án, "phong trào" qua Trung Quốc đi làm thuê vẫn đang nở rộ ở nhiều nơi, người lao động có thể kiếm được 7-9 triệu đồng/tháng. Đối với nhiều hộ dân miền núi như bà Bà Vy Thị Dung (SN 1969, Tương Dương, Nghệ An), số tiền đó thật đáng mơ ước.

Ngặt nỗi, hai vợ chồng cũng đã có tuổi, lại không có chuyên môn trình độ gì nên muốn đi lắm cũng đành chịu. "Buồn ngủ lại gặp chiếu manh", đang khát khao "xuất ngoại" thì bà Dung gặp Xên Thị Nhung. Người phụ nữ này đã có thời gian đi Trung Quốc và mới trở về. .

Xem Video: U60 vẫn cố đi lao động nước ngoài, cặp vợ chồng ngày trở về phải “mượn ngược” 1 triệu từ con

//

"Bà Nhung phân tích, vợ chồng tôi đi xuất khẩu lao động theo đường chính thống thì quá tuổi, chỉ có thể đi "chui". Đi sang đó làm công nhân xưởng sản xuất đồ nhựa, lương tháng từ 7-9 triệu đồng. Vì đi "chui" nên không cần giấy tờ gì cả, chỉ cần đóng tiền phí 6 triệu đồng, nộp trước 3 triệu đồng. Số còn lại trừ vào lương hàng tháng", bà Dung kể

Vay mượn anh em được 6 triệu đồng, bà Dung rủ chồng đi cùng. Như thỏa thuận lúc đầu, họ được bố trí làm việc tại xưởng sản xuất dép nhựa của một ông chủ người Trung Quốc. Do đã có tuổi, năng suất không được như nhóm công nhân trẻ tuổi nên 4 người được trả lương 7 triệu đồng/tháng, bao ăn ở.

Khi mới vào làm, bà Dung và những người khác được ứng trước 1.000 nhân dân tệ (quy đổi được gần 3 triệu đồng) gửi về nhà trả nợ. "Công việc không nặng nhọc gì, ngày làm 8 tiếng, xong thì nghỉ, cơm nước đầy đủ. So với ở quê làm rẫy thì làm khỏe hơn, nhiều tiền hơn", bà Dung kể tiếp.

"Tiền lương hàng tháng người môi giới nói để ông chủ giữ cho, khi nào được nhiều thì lấy luôn một thể. Ở đây nuôi ăn, nuôi ở, có cần tiêu gì đâu mà cầm tiền, nhỡ trộm cắp thì mất hết. Tôi nghĩ cũng phải nên không hỏi thêm", bà Dung ứa nước mắt nói. Được 4 tháng, nhẩm tính số tiền lương của cả hai vợ chồng cũng được kha khá, bà Dung tính lấy gửi về nhà cho con.

"Tôi hỏi ông chủ thì họ bảo tiền đã trả hết rồi, còn đòi gì nữa. Tôi hoảng hốt, 4 tháng quần quật làm việc của hai vợ chồng, ngoài 1.000 nhân dân tệ đã ứng thì có được nhận được một xu nào nữa đâu. Người môi giới thì bảo ông chủ giữ hộ, ông chủ thì bảo đã trả rồi, không thiếu một xu, tôi biết hỏi ai?", bà Dung bật khóc.

Bà Dung nức nở vì tiền mất tật mang (Ảnh: Dân Trí)

Chưa kịp tìm người môi giới để "ba mặt một lời" thì cảnh sát ập vào xưởng. Vợ chồng bà Dung bị bắt giam vì là lao động bất hợp pháp. Sau 2 tháng 15 ngày bị giam giữ, họ bị trục xuất về nước qua đường hàng không. Về đến sân bay Nội Bài (Hà Nội) thì cả 2 người không còn một xu dính túi.

"Vay nợ để đi, làm việc 4 tháng, bị giam 2 tháng rưỡi, cuối cùng khi về đến quê nhà không còn một cắc bạc nào. Con phải gửi ra 1 triệu đồng để bố mẹ bắt xe về. Cứ mỗi lần nghĩ đến quãng thời gian này, uất ức và nước mắt cứ trào ra. Nhưng mà đi "chui", mình dại thì phải chịu và chẳng biết kêu ai", người phụ nữ khóc vì chuyến xuất ngoại không kiếm được tiền còn khiến ôm nợ.

Dù mất tiền, lâm vào cảnh bị giam cầm nhưng đứng trước tòa, bà Dung vẫn xin HĐXX xem xét cho Xên Thị Nhung. "Chúng tôi đều người cùng quê, quen biết nhau cả. Không phải vì bị cáo Nhung muốn lừa chúng tôi đâu. Tôi đã đến tận nhà, cũng không có của nả gì đâu, bản thân bà Nhung lại mang bệnh, nên xin tòa cho bị cáo bản án thật nhẹ", bà Dung khẩn khoản.

Kết thúc phiên tòa, bị cáo Xên Thị Nhung bị tuyên phạt 18 tháng tù giam. Sau chuyến xuất ngoại để đời này, vợ chồng bà Dung không còn nuôi mộng ra nước ngoài làm việc nữa. Bà ở nhà làm nương rẫy, chồng đi làm thợ xây mãi tận miền Nam. Công việc có vất vả nhưng dẫu sao cũng ít rủi ro, làm được bao nhiêu hưởng bấy nhiêu, tằn tiện cũng đủ sống.

Bình thường người ta hay bảo “gừng càng già càng cay”, thế nhưng trong cuộc sống thường ngày, nhiều cụ ông cụ bà đã có tuổi, trên đầu hai thứ tóc, con cháu đuề huề… thì vẫn khờ dại và nông nổi. Như hoàn cảnh của vợ chồng bà Dung, vừa đáng thương lại vừa đáng giận.

Thương là bởi họ nghèo khổ, họ ít học, họ chỉ muốn ra nước ngoài kiếm thêm đồng tiền để đỡ đần cho con cháu, chứ thâm tâm chẳng muốn làm hại ai. Thậm chí sau tất cả, phải đổ nợ do lao động chui, thì bà Dung vẫn xin thứ tha cho bà Nhung, vì tình làng nghĩa xóm, vì chính người “môi giới” cũng là nạn nhân của lừa đảo cả thôi.

Nhưng nói gì thì nói, hành động của bà Dung là sai trái, phải chịu sự trừng phạt của tòa án. Ngay từ đầu, bà đã biết mình vi phạm Pháp Luật, nhưng vẫn cố luồn lách, vẫn cố thực hiện thì hôm nay, bà không được quyền trác ai, có gan làm thì phải có gan chịu.

Bài học của bà Dung cũng là bài học dành cho tất cả chúng ta, ai cũng muốn rời xa quê hương với hy vọng đổi đời, tuy nhiên rất nhiều người trong số họ bị bó‌c lộ‌t sức lao động, bị ngược đãi, quỵt tiền lương; nhiều người bị cảnh sát bắt giữ, phạt tiền; hay trục xuất về nước, để lại những món nợ khổng lồ cho người thân, gia đình; thậm chí một số trường hợp còn bị ch.ết do tai n.ạn, dịch bệnh, thậm chí bị s.át h.ại.

Lao động là phải chân chính, hợp pháp, còn lao động mà gắn thêm chữ “chui” thì sau cùng phải trả giá rất đắt. Đừng vì tiết kiệm một vài đồng bạc mà đẩy mình vào thế nguy hiểm. Hôm nay, bà Dung chỉ mất của, nhưng biết bao con người ngoài kia đã mất m.ạng. Xin hãy tỉnh táo trước mãnh lực của đồng tiền, hãy nhớ muốn bền lâu – phải làm ăn chân chính.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật