Dịch Covid-19 ngày 7/11: Nhiều F0 không triệu chứng là nguồn lây ở TP.HCM

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Dịch Covid-19 ngày 7/11: F0 không triệu chứng nếu không cẩn thận sàng lọc tại các bệnh viện sẽ dễ là nguồn lây cho những bệnh nhân khác.
Dịch Covid-19 ngày 7/11: Nhiều F0 không triệu chứng là nguồn lây ở TP.HCM
Số ca dương tính ở huyện Hóc Môn (TP.HCM) có chiều hướng gia tăng gần đây.

Khoảng 1 tuần nay, tại nhiều bệnh viện ở TP.HCM như bệnh viện Đại học Y dược, bệnh viện Nhân dân 115, bệnh viện Nguyễn Tri Phương..., số ca F0 được phát hiện qua test nhanh, test PCR tại các khoa cấp cứu có xu hướng tăng nhẹ. Tỉ lệ này dao động từ 5-10% trong tổng số các ca cấp cứu nhập viện.

Người dân ở TP.HCM đã được tiêm vắc xin COVID-19 với tỉ lệ khá cao, nếu nhiễm bệnh sẽ là F0 không triệu chứng, có thể nhanh chóng hồi phục, nhưng nếu không cẩn thận sàng lọc tại các bệnh viện sẽ dễ là nguồn lây cho những bệnh nhân khác.

Ngay khi ghi nhận số ca dương tính ở huyện Hóc Môn có chiều hướng gia tăng, HCDC đã chọn đến kiểm tra thực địa tại xã Xuân Thới Thượng và xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn. Đây là hai xã có nhiều điểm tiếp giáp với quận, huyện, tỉnh khác, có nhiều khu công nghiệp và nhà trọ, dân cư đông.

Tại đây, HCDC đề nghị địa phương cần áp dụng quy trình mới trong điều tra và xử lý ổ dịch tại cộng đồng. Khi ghi nhận một trường hợp dương tính, địa phương cần đánh giá ngay tình hình thực tế để khoanh vùng, điều tra xử lý ổ dịch.

Trong ngày 6/11, 2 xã này đã nhanh chóng lập danh sách và triển khai lấy mẫu xét nghiệm nhanh cho người dân ở 9 ổ dịch. Sau khi lấy mẫu xét nghiệm nhanh cho 729 người dân đã phát hiện thêm 81 ca COVID-19.

Kết quả nghiên cứu thuốc điều trị COVID-19 tại Việt Nam

Ngày 6/11, Bộ Y tế công bố kết quả Chương trình thí điểm điều trị có kiểm soát thuốc Molnupiravir cho các trường hợp mắc COVID-19 thể nhẹ do Bộ Y tế triển khai.

Tại Việt Nam, từ tháng 8/2021, Bộ Y tế cho phép triển khai Chương trình sử dụng thuốc có kiểm soát Molnupiravir cho các trường hợp mắc COVID-19 thể nhẹ tại nhà và cộng đồng tại TP.HCM. Hiện nay, 22 địa phương có dịch trong toàn quốc đã được triển khai.

Molnupiravir là thuốc kháng virus dạng viên.

Các kết quả báo cáo giữa kỳ của Chương trình tại 22 tỉnh/thành phố cho thấy: Thuốc có tính an toàn cao, dung nạp tốt, hiệu quả rõ rệt về giảm tải lượng virus, giảm lây lan, giảm chuyển nặng, rút ngắn thời gian điều trị. Cụ thể: sau 5 ngày dùng thuốc, có từ 72,1%-99,1% bệnh nhân có kết quả xét nghiệm RT-PCR chuyển âm tính hoặc dương tính nhưng tải lượng virus thấp (CT value) từ 30 trở lên. Tương tự, sau 14 ngày, tỷ lệ này là gần 100%.

Ngoài ra, tỷ lệ chuyển nặng rất thấp từ 0,02%-0,06% và không có ca nào dẫn đến t‌ử von‌g. Theo Bộ Y tế, các kết quả rất khả quan của Chương trình đã đóng góp hiệu quả vào công tác phòng, chống dịch của TP.HCM và các địa phương có dịch.

Trong thời gian tới, Bộ Y tế sẽ tiếp tục hỗ trợ các địa phương có dịch tham gia và triển khai Chương trình trên tinh thần tiếp cận sớm với thuốc song vẫn phải kiểm soát, theo dõi chặt chẽ để bảo đảm an toàn cho các bệnh nhân tham gia Chương trình.

Bộ Y tế khẳng định, việc triển khai Chương trình này từ tháng 8 căn cứ trên cơ sở những kết quả nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng thuốc Molnupiravir trong điều trị COVID-19 đã công bố trên thế giới, đặc biệt trong giảm tải lượng virus rõ rệt ở bệnh nhân thể nhẹ và vừa sau 5 ngày điều trị, giảm tỷ lệ nhập viện, giảm t‌ử von‌g.

Ngoài ra, các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng quy mô nhỏ và vừa tiến hành tại bệnh viện Thống Nhất, bệnh viện Phổi Trung ương cho thấy tính an toàn và hiệu quả thuốc trong các kết quả đánh giá giữa kỳ. Việc triển khai Chương trình tuân thủ các đề cương nghiên cứu khoa học, chặt chẽ đã được Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học Quốc gia thẩm định, chấp thuận và được Bộ Y tế phê duyệt và được theo dõi, kiểm soát, ghi nhận, đánh giá và tổng kết bởi các chuyên gia, cán bộ, nhân viên y tế.

Ngày 6/11, cả nước ghi nhận 7.480 người mắc Covid-19

Tính từ 16h ngày 5/11 đến 16h ngày 6/11, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 7.491 ca nhiễm mới, trong đó, 11 người nhập cảnh và 7.480 trường hợp ghi nhận trong nước (giảm 7 ca so với ngày trước đó).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 6.349 ca/ngày.

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất sau 24 giờ: Bạc Liêu (-203), Bình Thuận (-93), Đắk Nông (-76).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng: Đồng Nai (+132), An Giang (+79), Cà Mau (+77).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 6.349 ca/ngày.

Hiện, số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 956.126 người (tính từ 27/4). Trong đó, 836.284 bệnh nhân đã được công bố khỏi Covid-19.

Bảy tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Ninh Bình, Sơn La, Yên Bái, Tuyên Quang, Hòa Bình, Bắc Kạn, Cao Bằng.

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP.HCM (437.615), Bình Dương (238.079), Đồng Nai (71.176), Long An (35.642), Tiền Giang (17.871).

Tình hình điều trị, tiêm vaccine

Trong ngày 6/11, Bộ Y tế công bố 1.754 người khỏi Covid-19 và 58 ca t‌ử von‌g. Các ca t‌ử von‌g ở TP.HCM (32), Bình Dương (5), Kiên Giang (5), Đồng Nai (4), Bạc Liêu (2), Cà Mau (2), Đồng Tháp (2), Bình Định (1), Sóc Trăng (1), Lâm Đồng (1), Bình Thuận (1), Long An (1), Cần Thơ (1).

Trong 24 giờ qua, Việt Nam đã thực hiện 122.659 xét nghiệm cho 261.780 lượt người. Đồng thời, 2.025.601 liều vaccine phòng Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số vaccine đã được tiêm là 88.404.883 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 60.260.916 liều, tiêm mũi 2 là 28.143.967 liều.

Sáng 6/11, Bộ Y tế cho hay sau gần 3 tháng được triển khai sử dụng thí điểm cho các F0 thể nhẹ tại nhà và cộng đồng ở 22 tỉnh, thành phố trên cả nước, thuốc Molnupiravir đã cho nhiều kết quả khả quan.

Theo báo cáo giữa kỳ của Chương trình thí điểm điều trị sử dụng thuốc kháng virus Molnupiravir, kết quả cho thấy thuốc này có tính an toàn cao, dung nạp tốt, hiệu quả rõ rệt về giảm tải lượng virus, giảm lây lan, giảm chuyển nặng.

Các kết quả rất khả quan của Chương trình đã đóng góp hiệu quả vào công tác phòng, chống dịch của TP.HCM và các địa phương có dịch. Vì vậy, trong thời gian tới, Bộ Y tế tiếp tục hỗ trợ các địa phương có dịch tham gia và triển khai Chương trình trên tinh thần tiếp cận sớm với thuốc song vẫn phải kiểm soát, theo dõi chặt chẽ để bảo đảm an toàn cho các bệnh nhân.

Trong 24 giờ qua, Hà Nội thêm 54 ca Covid-19 cộng đồng

Sở Y tế Hà Nội cho biết, số ca mắc Covid-19 mới từ 18h ngày 5/11 đến 18h ngày 6/11 là 93 ca, trong đó có 54 ca nhiễm tại cộng đồng.

Trong 93 ca nhiễm Covid-19 ghi nhận tại Hà Nội 24 giờ qua, thì huyện Gia Lâm có 23 ca; huyện Thanh Trì 13 ca; quận Ba Đình 8 ca; huyện Mê Linh 6 ca; quận Hà Đông 5 ca; quận Hoàng Mai 5 ca.

Các quận, huyện Đông Anh, Nam Từ Liêm, Thanh Xuân mỗi nơi ghi nhận 4 ca nhiễm; các quận, huyện Phú Xuyên, Cầu Giấy, Đống Đa, Bắc Từ Liêm mỗi nơi có 3 ca.

Quận Hai Bà Trưng và huyện Chương Mỹ mỗi nơi 2 ca nhiễm mới. Các quận, huyện Thường Tín, Long Biên, Mỹ Đức, Quốc Oai, Hoàn Kiếm mỗi nơi ghi nhận 1 ca nhiễm mới.

Trong đó, ổ dịch chợ Ninh Hiệp, Gia Lâm thêm 28 ca nhiễm; ổ dịch Yên Xá, Tân Triều thêm 14 ca; chùm F1 của các trường hợp sàng lọc ho sốt thêm 12 ca nhiễm; ổ dịch đường Bưởi, Cống Vị có thêm 8 ca và chùm sàng lọc ho sốt cũng ghi nhận thêm 8 ca nhiễm.

Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4/2021): 4.917 ca trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.916 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 3.001 ca.

Ổ dịch Bạch Trữ, Tiến Thắng có thêm 7 ca nhiễm; có 5 ca liên quan các tỉnh có dịch và 4 ca thuộc ổ dịch Phú La – Hà Đông.

Ổ dịch tại Sài Sơn, thị trấn Quốc Oai thêm 3 ca nhiễm; ổ dịch Lê Đức Thọ, Mỹ Đình có 2 ca và ổ dịch Thủ Lệ, Ngọc Khánh 1 ca. Ngoài ra, chùm liên quan các tỉnh có dịch - thứ phát có thêm 1 ca nhiễm.

Riêng 54 ca cộng đồng, thì ổ dịch chợ Ninh Hiệp, Gia Lâm có 22 ca; ổ dịch Yên Xá, Tân Triều 14 ca, chùm liên quan sàng lọc ho sốt 8 ca, 5 ca thuộc chùm ho sốt thứ phát, 4 ca thuộc ổ dịch Đường Bưởi, Cống Vị và 1 ca ở ổ dịch Thủ Lệ, Ngọc Khánh.

Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4/2021): 4.917 ca trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.916 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 3.001 ca.

Xuất hiện nhiều ổ dịch, Quảng Ninh cách ly F1, điều trị F0 tại nhà

Thông tin từ UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết ngày 6/11, toàn tỉnh ghi nhận thêm 41 ca dương tính SARS-CoV-2 liên quan đến các địa phương Uông Bí, Đông Triều, Móng Cái.

Trong đó, 23 ca dương tính SARS-CoV-2 được phát hiện liên quan đến ổ dịch Chi nhánh Công ty Sao Vàng Uông Bí; 4 ca Công ty TNHH Lâm sản Mạnh Hùng (TP Uông Bí); liên quan đến ổ dịch xã Hồng Thái Tây (thị xã Đông Triều) là 12 ca; phường Mạo Khê 1 ca F0; 1 ca F0 tại Móng Cái từ Campuchia về sau hoàn thành cách ly tại tỉnh Tây Ninh.

Hiện nay, tại 2 địa phương là thị xã Đông Triều và TP Uông Bí xuất hiện nhiều ổ dịch như: Trường Tiểu học Hồng Thái Tây, ổ dịch tại Công ty giày da Yên Thọ, Trường mầm non Hoa Phượng (Mạo Khê), Trường mầm non Sao Mai (Mạo Khê, thị xã Đông Triều); ổ dịch ở Chi nhánh Công ty Sao Vàng Uông Bí, Công ty Than Nam Mẫu - TKV, Công ty TNHH Lâm sản Mạnh Hùng (TP Uông Bí).

Theo UBND tỉnh Quảng Ninh, từ ngày 3/11 đến nay, tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn thị xã Đông Triều, TP Uông Bí có nhiều diễn biến phức tạp, phát sinh nhiều ổ dịch trong cộng đồng; hiện số ca bệnh F0 tăng nhanh chưa rõ nguồn lây, có nguy cơ bùng phát mạnh tại các địa phương khác trên địa bàn tỉnh.

Đến nay, toàn tỉnh có 81 ca F0 đang được điều trị tại cơ sở y tế trong tỉnh và 17 ca F0 trên địa bàn thị xã Đông Triều đang được cách ly, điều trị tại nhà.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 13223
  1. TP.HCM: Quận 12 có số ca mắc COVID-19 cách ly tại nhà cao nhất
  2. Sau 2 tuần mở cửa, trường học ở TP.HCM có ca dương tính nCoV
  3. Nguyên nhân khiến số lượng F0 tại 2 huyện ở TP.HCM tăng cao
  4. TP.HCM có một xã nguy cơ dịch Covid-19 ở mức “báo động đỏ”
  5. TP.HCM: Số ca mắc COVID-19 ở Cần Giờ có xu hướng tăng
  6. NÓNG: TP HCM đang đánh giá lại việc bán ăn uống tại chỗ!
  7. Quận 12 TP.HCM có nhiều ca nhiễm mới là công nhân, người dân ở khu trọ
  8. TP.HCM xuất hiện nhiều ổ dịch Covid-19 tại gia đình
  9. Huyện Hóc Môn hơn 6.700 ca test nhanh dương tính trong 2 tuần
  10. TP.HCM: Nguy cơ xảy ra dịch bệnh COVID-19 ở huyện Nhà Bè rất lớn
  11. TP HCM phát sinh nhiều ca nhiễm từ KCN
  12. Nhà máy chi tiền tỷ để phòng dịch
  13. Một huyện ở TP.HCM phát hiện 25 ổ dịch trong hai tuần
  14. TP.HCM: Số ca F0 có chiều hướng tăng cả trong cộng đồng và bệnh viện
  15. TP.HCM: H.Hóc Môn có 2.592 ổ dịch gia đình, 25 ổ dịch cộng đồng
  16. TP.HCM phát hiện 9 điểm dịch ở hai xã thuộc “vùng vàng” huyện Hóc Môn
  17. “Công thức” của TP.HCM ứng phó dịch
  18. 81 ca COVID-19 tại 9 ổ dịch mới xuất hiện ở TPHCM
  19. TPHCM phát hiện 9 ổ dịch cộng đồng trong một ngày tại 2 xã
  20. Tin sáng 7-11: Xét nghiệm cấp cứu ở TP.HCM có 5-10% ca dương tính
  21. 9 ổ dịch mới phát hiện tại huyện Hóc Môn - TPHCM
Video và Bài nổi bật