Đồng Tháp mất mùa, rớt giá ớt vụ Đông Xuân

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Vụ ớt Đông Xuân 2021-2022 ở tỉnh Đồng Tháp bắt đầu cho thu hoạch, hiện năng suất đạt gần 10 tấn/ha, thấp hơn 500 kg/ha so cung kỳ năm 2021. Thương lái thu mua tại ruộng với giá từ 14-15 nghìn đồng/kg khiến người trồng ớt lỗ từ 5-6 nghìn đồng/kg.
Đồng Tháp mất mùa, rớt giá ớt vụ Đông Xuân
Bà con ở xã Phương Thịnh, huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) thu hoạch ớt Chánh Phong.

Hàng năm, Đồng Tháp có gần 2.000 ha diện tích trồng ớt và vụ ớt Đông Xuân 2021-2022 hiện có hàng trăm ha đang cho thu hoạch. Trồng nhiều nhất là huyện Thanh Bình, Cao Lãnh và Hồng Ngự với một số loại phổ biến như ớt Chánh Phong, Chỉ Thiên, Tên Lửa 106, Hai Mũi Tên.

Theo tính toán của người trồng ớt ở huyện Thanh Bình, sau hơn 2 tháng trồng, ớt bắt đầu cho thu hoạch và mỗi vụ cho từ 3-4 đợt trái, bình quân đạt năng suất hơn 10 tấn/ha.

Vụ ớt Đông Xuân năm nay thời tiết bất thường, khi cây ớt còn nhỏ gặp mưa liên tục nên bị nhiễm bệnh. Đến khi ra quả, ớt bị tối đầu, cuốn hoặc trái kém chất lượng, năng suất không cao. Bên cạnh đó, chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tăng giá mạnh; trong khi lúc thu hoạch giá bán ớt rất thấp, cho người trồng phải lỗ; thậm chí, với người thuê đất để trồng ớt thì còn phải chịu lỗ nặng hơn.

Anh Phạm Văn Tuấn ở xã Tân Nghĩa, huyện Cao Lãnh cho biết, chi phí cho 1 kg ớt gồm vật tư phân, thuốc, giống, công chăm sóc hết 15 ngàn đồng và thuê thu hoạch 1 kg ớt 5 nghìn đồng/kg, nhưng chỉ bán được 14 nghìn đồng/kg. Anh Tuấn trồng 3.000 m2 ớt chỉ thiên, đành phải lỗ hơn 15 triệu đồng.

Bà con ở xã Phương Thịnh, huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) thu hoạch ớt Chánh Phong.

Tại huyện Thanh Bình có rất nhiều cơ sở thu mua ớt để sấy khô xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc và các nước châu Âu như Tư ớt, Dũng ớt, 2 Mành, Tấn Đạt... mỗi ngày thu mua hàng chục tấn ớt thương phẩm, nhưng chỉ xuất khẩu số lượng rất ít, chủ yếu hiện nay là tiêu thụ trong nước.

Trái ớt ở Đồng Tháp được chế biến ra các sản phẩm như muối sấy, ớt bột, ớt dầm giấm, tương ớt hoặc ớt tươi đông lạnh đưa đi tiêu thụ... Do tình hình dịch COVID-19, hiện nhiều đơn đặt hàng bị tạm ngừng. Nếu không có đơn hàng xuất khẩu thì giá ớt “lao dốc” bất cứ lúc nào. Muốn người trồng ớt có lợi nhuận bền vững thì nguyên tắc chính là doanh nghiệp và nông dân phải ký kết, nắm bắt tốt thị trường.

Huyện Thanh Bình được coi là “vựa ớt lớn nhất miền Tây”. Các xã vùng cù lao và các xã vùng ven sông Tiền là những khu vực tập trung trồng ớt nhiều nhất tỉnh và huyện Thanh Bình có sản lượng ớt tươi hơn 22 nghìn tấn/năm. Trên địa bàn huyện có hàng chục cơ sở và đại lý thu mua. Đây là loại cây trồng được chuyển đổi từ đất lúa sang trồng ớt, nhưng với giá xuống quá thấp hiện nay đang khiến người trông lao đao với loại cây này.   

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật