Ly kỳ vụ tranh chấp “cụ” mai 200 tuổi xôn xao ở Quảng Bình

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Chủ nhân cho rằng lợi dụng lúc gia chủ vắng nhà, “cụ“ mai 200 tuổi bị chính một người bà con thông đồng với một số cá nhân đào trộm, đem bán rồi ngang nhiên mang đi trưng bày.
Ly kỳ vụ tranh chấp “cụ” mai 200 tuổi xôn xao ở Quảng Bình
Cây mai trong mảnh vườn của gia đình anh Nguyễn Dũng và Nguyễn Tý - thời điểm 2 anh này vắng nhà, có nhóm người vào đào trộm, mang đi bán

Cây mai đại thụ định giá tiền tỉ này từng được trưng bày trước dịp Tết Nguyên đán ngay tại Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Quảng Bình, thu hút nhiều dân chơi cây cảnh đến ngắm nghía và dòng người hiếu kỳ đổ về xem, gây xôn xao dư luận tỉnh Quảng Bình.

Chủ nhân thực sự "cụ" mai tiền tỉ, là ai?

Hai người con của bà Nguyễn Thị Thiên (SN 1938; ngụ tại phường Ka Đao, quận 1, TP HCM) - là anh Nguyễn Dũng và Nguyễn Tý đem câu chuyện đầy bức xúc trên trình bày với Báo Báo - cùng khẳng định, chủ nhân thực sự của cây hoàng mai đại thụ trên mới chính là của gia đình anh.

Trình bày với phóng viên, anh Nguyễn Dũng - cho biết bà Thiên (mẹ anh) là người có quyền sử dụng thửa đất số 780; với diện tích 991m2 tại thôn 8 - Phù Xá, xã Lộc Ninh, TP Đồng Hới - theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với thửa đất do Sở Tài nguyên và Môi trường cấp ngày 24-1-2022.

Cây mai thuộc dòng Hoàng Mai 9 cánh, cao từ 7-10m, tán cây xòe rộng ra xung quanh với bán kính đến hơn 7m, gốc cây rộng hơn 1m. Đây là một trong những cây hoàng mai - được nhiều người đánh giá là cổ và đẹp thuộc hàng "độc" nhất của miền Trung và Việt Nam.

Theo anh Dũng, trước đây nhiều thương lái biết chuyện liền tìm về nhà anh để hỏi mua "cụ" mai này và có người từng trả giá lên tới 1,8 tỉ đồng; nhưng anh và các anh em quyết không bán.

Anh Nguyễn Tý chỉ vào vị trí cây mai của ông cha để lại từ xưa đến nay, nhưng đã bị mất trộm

Anh Dũng nói cây mai cổ thụ này thực sự ai trồng thì anh không rõ, nhưng có từ thời ông nội của anh trên chính mảnh vườn mà gia đình đang sở hữu. Trải qua biến thiên thời gian, mảnh vườn đã được ông bà giao lại cho ba ruột của anh là ông Nguyễn Thiếm coi sóc, giữ gìn hương quả.

Sau khi bố anh mất thì mảnh vườn cùng cây mai trên được mẹ và các anh em trong gia đình tôn tạo, bảo quản. Tuy trước đó cả gia đình ở TP HCM, nhưng khoảng 2 năm trở lại đây anh về quê sinh sống; để coi sóc và chăm nom nhà cửa, vườn tược của cha ông để lại. Trong đó có cây mai mà gia đình anh bấy lâu xem như là "báu vật".

Hai anh em anh Nguyễn Dũng và Nguyễn Tý trình bày với các phóng viên về sự việc

Sáng 25-1, khi anh Dũng, anh Tý đang ở TP HCM giải quyết việc riêng, thì bất ngờ có người hàng xóm gọi điện vào hỏi gia đình bán cây mai này với giá bao nhiêu vì thực sự nó gây chú ý; bởi một nhóm người "lạ mặt" đưa máy cẩu, xe lớn vào vườn nhà anh để đào cây mai giữa "ban ngày ban mặt" khiến cả gia đình anh tá hỏa.

"Sau đó, tôi gác lại mọi chuyện và em trai tôi liền tức tốc bay về quê thì không còn thấy cây mai trong vườn nữa. Qua tìm hiểu thì được biết, bà Nguyễn Thị Nận (anh em cùng cha khác mẹ với bố anh Dũng) và ông Nguyễn Xuân Cư (cháu bà Nận) đã tự ý đem người lạ mặt vào mảnh vườn mà gia đình tôi sở hữu để đào trộm và bán cây mai này" - anh Dũng bức xúc.

Nhân chứng vụ đào trộm cây mai, nói gì?

Anh Nguyễn Tý nói càng bất ngờ hơn, khi anh đọc báo thì thấy cây mai của gia đình anh được đem đi trưng bày tại Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Quảng Bình - trước dịp Tết Nguyên đán này. Thông tin còn nói cây mai trên đã được ông Tô Anh Dũng (ngụ thị trấn Nông trường Việt Trung, huyện Bố Trạch) mua lại và là chủ sở hữu mới; và bức xúc hơn khi nói dòng họ Nguyễn Hữu đã đồng ý bán cho người đàn ông này; để xây nhà thờ họ của mình.

Cây mai được "bế" đi trưng bày tại Bảo tàng Tổng hợp Quảng Bình trước Tết Nguyên đán

"Mẹ tôi là người đứng tên hợp pháp mảnh đất này. Cây mai thuộc sở hữu chính là của chính nhà tôi; điều đó không ai bàn cãi và có cả chính quyền địa phương, dòng tộc và anh em bà con lối xóm xác nhận, chứng kiến hàng chục năm qua. Cây mai nhiều dân chơi săn lùng, ngả giá nhưng nhà tôi không hề bán mà cốt để lại cho gia tộc" - anh Tý chia sẻ thêm.

Anh Trương Công Điệp (người hàng xóm) - hôm đó cũng chứng kiến vụ đào trộm cây mai và anh là người trực tiếp liên lạc, báo tin cho 2 anh em anh Tý, khẳng định cây mai này sau khi đào trộm thì đã được trưng bày tại khuôn viên Bảo tàng Tổng hợp Quảng Bình đến khi hết Tết Nguyên đán; thu hút nhiều người xem thưởng lãm.

Gốc khủng của cây hoàng mai này

Ngay sau khi "cụ" mai nhà mình bị đào trộm, bà Nguyễn Thị Thiên đã ủy quyền cho 2 con trai của mình gửi đơn lên Công an TP Đồng Hới - để mong cơ quan chức năng vào cuộc xác minh, giải quyết. Cơ quan này sau đó cũng đã hướng dẫn gia đình làm đơn khởi kiện bà Nguyễn Thị Nận và ông Nguyễn Xuân Cư lên TAND cùng cấp; buộc 2 ông bà này trả lại cây mai về đúng vị trí nguyên trạng.

Theo anh Tý và anh Dũng, trường hợp "cụ" mai 200 tuổi này trở về mảnh vườn vốn có của nó, nếu như khi trồng lại sống khỏe mạnh như lúc đầu thì không nói; nhưng lỡ như cây "có mệnh hệ gì" thì buộc những người liên quan phải chịu hoàn toàn trách nhiệm và phải bồi thường thỏa đáng.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật