Tổ tiên căn dặn: “”Đêm không ngủ được, đừng đổ lỗi cho chiếc giường cong“”, vì sao lại nói vậy?

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Sống ở đời, đừng cho rằng tư tưởng của người xưa là cổ hủ, không theo kịp thời đại, hãy nghe lời người xưa nhiều hơn, tránh đi đường vòng, từ đó được hưởng lợi cả đời.
Tổ tiên căn dặn: “”Đêm không ngủ được, đừng đổ lỗi cho chiếc giường cong“”, vì sao lại nói vậy?
Ảnh minh họa

Không ngủ được, đừng đổ lỗi cho chiếc giường cong

Trong cuộc sống thiên hạ chỉ xoay quanh 3 việc: Việc của ông Trời, việc của người khác và cuối cùng là việc của chính mình. Cách sống khôn ngoan nhất đó chính là cứ làm tốt việc của mình, không quản việc của người khác và không cố gắng thay đổi ý Trời.

Nếu vấn đề nằm ở bạn, đừng cố gắng tìm những nguyên nhân khách quan để biện giải cho chính mình.

Kì thực, có rất nhiều vấn đề đều xuất phát từ chính ta. Chỉ cần chúng ta thay đổi chính mình, thay đổi tâm thái của chính mình, thì môi trường xung quanh bạn, bao gồm: Người, sự việc, sự vật đều sẽ cải biến theo, đó chính là cái gọi là “Cảnh do tâm chuyển, cảnh tùy tâm sinh”.

Đó là lý do vì sao mà người xưa dặn: Đêm không ngủ được là do tâm mình bất tịnh, không nên đổ lỗi tại giường cong.

Thà nghèo mệnh, còn hơn nghèo tướng

"Nghèo tướng’’ ở đây là chỉ những người sống có tính cách nhỏ nhen, không độ lượng.

Cuộc đời này chúng ta không được lựa chọn nơi mình sinh ra, nhưng hoàn toàn có thể chọn cách sống của mình sao cho có ý nghĩa nhất. Sinh ra có cảnh nghèo túng không hề đáng sợ bằng việc chúng ta sống ích kỷ, nhỏ nhen và hẹp hòi.

Nghèo mệnh thì hãy cứ phấn đấu để thay đổi nó. Nghèo tướng thì trở nên đê hèn khiến người khác chán ghét.

Trong tâm có lòng cảm ân, trong mệnh ắt có hậu phúc

Sống ở đời, quan trọng nhất là bạn phải có tấm lòng cảm ân, khi đón nhận lòng tốt của người khác phải luôn ghi nhớ trong lòng. Người sống có ơn thì lúc nào biết hài lòng với cuộc sống. Đơn giản là họ luôn biết nhìn điểm tốt của người khác, luôn ghi nhớ những điều người khác làm cho mình nên cuộc đời họ sẽ có phúc phận.

Ngược lại, người luôn ghi nhớ những hận thù, ganh đua và tranh ghét, đến cuối đời chỉ ôm khổ mà thôi.

Chai đầy không lắc, nửa bình kêu to

Người xưa dạy: Thà ngậm miệng khiến người khác nghi ngờ mình nông cạn, còn hơn là để họ khẳng định sự nông cạn của chính mình. Có những người không có bản sự gì thì lại cứ khoe khoang mình giỏi giang. Trong khi người tài giỏi họ sống khiêm tốn và biết cách hạ mình.Thế mới có câu: ’’Chân nhân bất lộ tướng, lộ tướng bất chân nhân’’, người thực sự lợi hại và tài năng thì rất khó tìm, cũng rất khó mà nhận ra được ở giữa đám đông!

Cổ nhân có câu: Mệnh tốt không bằng tâm thái tốt.

Người có tâm hồn rộng mở, khoáng đạt, tính cách hòa đồng, vui vẻ, thì có thể bao dung vạn sự vạn vật, đối đãi tử tế với những người xung quanh.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật