Vụ bỏ thuốc chuột vào thức ăn thừa ở phòng khám: Có dấu hiệu Hình Sự?

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Luật sư phân tích về hành vi của nữ nhân viên hộ lý, tạp vụ tại Phòng khám đa khoa Hùng Vương bỏ thuốc chuột vào thức ăn thừa của phòng khám
Vụ bỏ thuốc chuột vào thức ăn thừa ở phòng khám: Có dấu hiệu Hình Sự?
Ảnh: bệnh viện cung cấp

Ngày 5-5, Công an huyện Đoan Hùng (tỉnh Phú Thọ) đang điều tra vụ bà P.T.N., nhân viên hộ lý, tạp vụ tại Phòng khám đa khoa Hùng Vương-Chân Mộng (địa chỉ ở khu 2, xã Chân Mộng, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ), bỏ thuốc chuột (thuốc diệt chuột-PV) vào thức ăn thừa của phòng khám, sau đó nhân viên của phòng khám mang số thức ăn này về cho chó, mèo ăn khiến nhiều chó mèo, chết.

Phòng khám Đa khoa Hùng Vương-Chân Mộng, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ. 

Nhận định về vụ việc, tiến sĩ-luật sư Đặng Văn Cường (trưởng Văn phòng Luật Chính pháp), cho rằng hành vi bỏ thuốc chuột vào thức ăn thừa để người khác mang về chăn nuôi là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có dấu hiệu phạm tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản, thậm chí trong một số trường hợp còn có thể là tội Giết người nên cơ quan điều tra sẽ làm rõ mục đích, ý thức chủ quan của đối tượng và hậu quả của sự việc để xử lý theo quy định của Pháp Luật.

Theo thông tin từ phía lực lượng chức năng, bước đầu đã xác định được nguyên nhân số vật nuôi trên t‌ử von‌g là do bị trúng độc và đã xác định được người bỏ độc tố vào thức ăn thừa ở phòng khám để cho nhân viên của phòng khám mang về chăn nuôi. Cơ quan chức năng sẽ tiếp tục làm rõ nhận thức, ý thức chủ quan của người này để xác định nguyên nhân động cơ sự việc, làm rõ mục đích của người đã bỏ thuốc diệt chuột vào thức ăn thừa để xử lý theo quy định của Pháp Luật.

Trường hợp kết quả xác minh cho thấy người phụ nữ này đã cố ý bỏ thuốc diệt chuột vào thức ăn thừa để đầ‌u độ‌c vật nuôi của các nhân viên phòng khám dẫn đến hậu quả thiệt hại đến tài sản của họ thì người này sẽ bị xử lý Hình Sự về tội Huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo quy định tại điều 178 Bộ luật Hình Sự với chế tài có thể tới 7 năm tù bởi hành vi này được xác định là dùng thủ đoạn nguy hiểm.

Ngoài ra, cơ quan điều tra cũng sẽ làm rõ thức ăn thừa này được đựng vào vật dụng gì và đã bị trộn lẫn hay chưa. Nếu thức ăn thừa vẫn để ở trong xoong, trong bát riêng biệt thì còn có thể sử dụng cho con người. Nếu thức ăn thừa đã được trộn lẫn và đổ vào thùng chứa thức ăn thừa để làm thức ăn chăn nuôi thì tính chất của sự việc sẽ rất khác nhau.

Nếu bỏ thuốc chuột vào thùng thức ăn thừa đã được trộn lẫn nhằm mục đích đầ‌u độ‌c vật nuôi của người khác thì người thực hiện hành vi sẽ bị xử lý Hình Sự về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản. Còn trường hợp bỏ thuốc diệt chuột vào thức ăn thừa với mục đích để cho người khác ăn thì đây là hành vi Giết người. Người sử dụng thuốc diệt chuột để sát hại người khác có thể sẽ bị áp dụng tình tiết tăng nặng là có động cơ đê hèn và dùng thủ đoạn nguy hiểm có thể làm chết nhiều người...

Hành vi Giết người có cấu thành hình thức, chỉ cần thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội với mục đích để tước đoạt tính mạng của người khác là có thể bị xử lý Hình Sự, không đòi hỏi nạn nhân phải t‌ử von‌g.

Những vấn đề này cơ quan điều tra sẽ làm rõ để xử lý theo quy định của Pháp Luật.

Theo luật sư, đây là vụ việc nghiêm trọng, có dấu hiệu tội phạm, hành vi có tính chất đê hèn, ích kỷ, coi thường Pháp Luật có thể tước đoạt tính mạng, xâm phạm đến sức khỏe, tài sản của người khác nên cơ quan điều tra sẽ sớm làm rõ nguyên nhân động cơ sự việc, làm rõ nhận thức, ý thức chủ quan của người thực hiện hành vi, xác định hậu quả đã gây ra đối với xã hội để xử lý nghiêm minh theo quy định của Pháp Luật.

Việc xử lý những trường hợp như thế này là cần thiết để răn đe, phòng ngừa chung cho xã hội, để giáo dục những người có tâm địa hẹp hòi, ích kỷ, những người có ý thức coi thường tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác phải trả giá trước Pháp Luật để đảm bảo trật tự, an toàn xã hội.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật