G7 tìm cách ứng phó rủi ro mới nổi và khủng hoảng ngân hàng

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương của G7 sẽ gặp nhau trong cuộc họp kéo dài ba ngày để cùng tìm kiếm các giải pháp chung cho một loạt vấn đề cấp bách trong lĩnh vực ngân hàng.
G7 tìm cách ứng phó rủi ro mới nổi và khủng hoảng ngân hàng
Các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương của G7 sẽ gặp nhau trong cuộc họp kéo dài ba ngày. Ảnh: Reuters

Các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương của Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) sẽ gặp nhau ở thành phố Niigata Prefecture, phía bắc Nhật Bản, trong cuộc họp kéo dài ba ngày, bắt đầu từ 11/5, để cùng tìm kiếm các giải pháp chung cho một loạt vấn đề cấp bách trong lĩnh vực ngân hàng, cuộc xung đột Nga – Ukraine và rủi ro toàn cầu chuỗi cung ứng toàn cầu.

Cuộc họp của các quan chức trong lĩnh vực tiền tệ và tài chính diễn ra vào thời điểm nền kinh tế toàn cầu đang đối mặt với sự bấp bênh, khi một loạt các ngân hàng địa phương của Mỹ tuyên bố phá sản, làm tăng thêm sự lo lắng của hầu hết thị trường, về việc các ngân hàng trung ương lớn sẽ tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ, có khả năng dẫn đến suy thoái.

Nhật Bản, nước chủ nhà giữ vị trí chủ tịch luân phiên G7 năm nay, hy vọng rằng các thành viên tham dự họp sẽ đạt được sự đồng thuận khi đối mặt với những thách thức hiện nay.

Trong một động thái hiếm hoi, các nước không phải là thành viên, gồm có Brazil, Ấn Độ, Indonesia, Hàn Quốc, Singapore và Comoros, nước đang giữ chức Chủ tịch Liên minh châu Phi, đã được mời tham dự một trong số các cuộc họp lần này, để cùng thảo luận về những thách thức toàn cầu và cả vấn đề nợ, ảnh hưởng đến các nước thu nhập thấp và trung bình.

Theo các nhà quan sát, các bộ trưởng cũng sẽ thảo luận về một chủ đề quan trọng khác, liên quan tới khí hậu, năng lượng và môi trường.

Sau khi chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn bởi tình trạng thiếu chất bán dẫn (chip), củng cố chuỗi cung ứng đã trở thành một chủ đề tới thường xuyên được đề cập của G7. Các bộ trưởng G7 đã gặp nhau để thảo luận về khí hậu, năng lượng và môi trường tại Sapporo, Hokkaido (Nhật Bản) vào tháng 4 vừa qua về các cách cải thiện chuỗi cung ứng các khoáng chất quan trọng cần thiết cho quá trình chuyển đổi năng lượng sạch. Tại cuộc họp này, các nhà lãnh đạo tài chính đã đồng ý hướng dẫn chính sách để xây dựng chuỗi cung ứng “kiên cường”.

Một quan chức cấp cao của Bộ Tài chính Nhật Bản cho biết cuộc họp ở Niigata sẽ tìm cách đưa ra hướng dẫn cụ thể hơn, xây dựng chính sách hướng tới nền kinh tế khử carbon, để giải quyết biến đổi khí hậu bằng công nghệ xanh, giúp chuỗi cung ứng toàn cầu trở nên kiên cường hơn trước những rủi ro trong tương lai.

Hơn nữa, các bộ trưởng cũng sẽ thảo luận về các cách thức nhằm đảm bảo sự ổn định tài chính toàn cầu, tránh những hậu quả có thể xảy ra từ hàng loạt vụ vụ phá sản ngân hàng ở Mỹ, gây “chao đảo” các thị trường tài chính. Sự phát triển rộng rãi của các ngân hàng trực tuyến, cũng như sự gia tăng nhanh chóng của các nền tảng nhắn tin xã hội, cho phép thông tin lan truyền “ngay lập tức”, cũng gây chú ý đối với G7.

Các quan chức tài chính rất muốn nghe thông tin mới nhất về bế tắc trần nợ của Mỹ từ Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen. Những lo ngại về khả năng vỡ nợ của cường quốc lớn nhất thế giới đã khiến các thị trường tài chính rơi vào tình trạng khó khăn, trong khi rất ít dấu hiệu cho thấy Quốc hội Mỹ đạt được sự đồng thuận về việc nâng trần nợ công, trước thời gian “đáo hạn” vào ba tuần tới.

Cuộc họp của các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng sẽ là một trong những cuộc đàm phán cấp bộ trưởng cuối cùng, trước thềm Hội nghị thượng đỉnh G7 sẽ diễn ra vào tuần tới tại tỉnh Hiroshima, miền tây Nhật Bản. Dự kiến các Bộ trưởng sẽ đưa ra tuyên bố chung sau phiên thảo luận ngày 13/5./

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật