Hà Nội: Ùn tắc giao thông khiến người dân “sợ xe buýt”

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Theo đánh giá của Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội, khi người dân mua xe, sử dụng phương tiện cá nhân nhiều thì ùn tắc tăng cao, làm tốc độ lưu thông của xe buýt giảm xuống.
Hà Nội: Ùn tắc giao thông khiến người dân “sợ xe buýt”
Người dân sử dụng phương tiện cá nhân nhiều thì ùn tắc tăng cao, làm tốc độ lưu thông của xe buýt giảm xuống.

Theo ông Nguyễn Phi Thường, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội, hàng năm thành phố đều dành kinh phí trợ giá để phát triển xe buýt. Tuy nhiên sau dịch COVID-19, hành khách đã thay đổi thói quen, mua phương tiện cá nhân để sử dụng.

Đặc biệt vấn đề lớn nhất hiện nay với xe buýt là tốc độ lưu thông. Khi người dân mua xe, sử dụng phương tiện cá nhân nhiều thì ùn tắc tăng cao, làm tốc độ lưu thông giảm xuống.

Tốc độ xe buýt trước đây là 22km/h, hiện giờ còn 16km/h, giờ cao điểm chỉ hơn 10km/h. Điều cực kỳ quan trọng là phải đúng giờ. Nếu không đúng giờ, không về được đến nhà, không đi làm đúng giờ thì người dân vẫn cứ sợ xe buýt.

Vừa qua Sở GTVT Hà Nội đã trình UBND Thành phố 3 nội dung, trong đó có việc tăng giá vé xe buýt. Bởi qua 10 năm nay, Hà Nội chưa tăng giá dù có nhiều định mức, cơ chế chính sách tăng về mặt chi phí nhưng giá vé xe buýt không tăng.

Thông tin từ ông Nguyễn Thanh Nam, Tổng Giám đốc Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) cho biết, hiện nay đơn vị đang quản lý vận hành 71/132 tuyến buýt có trợ giá, vận chuyển trên 60% lượng hành khách trên toàn thành phố.

Transerco Hà Nội có khoảng 70% chiếc xe buýt đạt tiêu chuẩn, không có xe trên 10 năm tuổi, bình quân là 5,2 năm.

Sau dịch COVID-19, hoạt động xe buýt đã bộc lộ những khiếm khuyết và tồn tại. Nhu cầu và thói quen đi lại của người dân sau dịch có nhiều thay đổi, người dân có xu hướng chuyển sang đi lại bằng xe cá nhân.

Điều này làm sụt giảm sản lượng hành khách và doanh nghiệp vận tải đều chịu ảnh hưởng, giảm doanh thu cũng như “chảy máu lao động”.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật