Xét xử vụ vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới với hơn 30.000 tỷ đồng

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Phiên tòa Hình Sự sơ thẩm xét xử 13 bị cáo trong vụ ’Vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới’ với số tiền hơn 30.000 tỷ đồng diễn ra ngày 21/12.
Xét xử vụ vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới với hơn 30.000 tỷ đồng
Ảnh minh họa.

Tòa án nhân dân TP.Hà Nội mở phiên tòa Hình Sự sơ thẩm xét xử 13 bị cáo trong vụ “Vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới” với số tiền 30.000 tỷ đồng.

Các bị cáo gồm: Nguyễn Thị Nguyệt (SN 1985). Phạm Anh Tuấn (SN 1984), Nguyễn Văn Thắng (SN 1985), Nguyễn Thị Nga (SN 1988), Nguyễn Thị Hà (SN 1979), Nguyễn Văn Thực (SN 1979), Nguyễn Thị Thúy (SN 1974), Nguyễn Minh Khang (SN 1995) và Phạm Việt Hùng (SN 1991) - đều trú ở quận Tây Hồ, Hà Nội.

bị cáo Phạm Hữu Thuật (SN 1981, quê Quảng Ninh); bị cáo Nguyễn Văn Việt (SN 1998); bị cáo Nguyễn Xuân Tươi (SN 1969, quê Hải Dương) và bị cáo Phạm Hồng Hạo (SN 1967, quê Hà Nam).

Theo truy tố, năm 2016, thấy nhiều người có nhu cầu thuê chuyển tiền trái phép ra nước ngoài, Nguyệt mua hồ sơ tạm nhập, tái xuất của bị can Phạm Hữu Thuật (41 tuổi, quê Quảng Ninh).

Sau đó, Nguyệt cùng đồng phạm hợp thức hồ sơ dưới dạng xuất nhập khẩu hàng hóa để chuyển tiền thông qua 3 doanh nghiệp và 8 công ty "ma" do vợ chồng Nguyệt lập ra, cấu kết với một số nhân viên ngân hàng có chi nhánh ở Móng Cái (Quảng Ninh) để thực hiện các phi vụ chuyển tiền.

cáo trạng thể hiện từ năm 2016-2020, sau khi hợp thức được các hồ sơ tạm nhập tái xuất, Nguyệt cùng đồng phạm nhiều lần vận chuyển trái phép tổng số tiền 30.000 tỷ đồng ra nước ngoài. Qua đó, Nguyệt thu lời bất chính gần 30,5 tỷ đồng.

Quá trình điều tra, bị can khai số tiền hưởng lợi đã được chi trả cho hoạt động của các công ty, mua hàng, vận chuyển hàng hóa và chi tiêu cá nhân hết. Trong giai đoạn điều tra, gia đình các bị can đã tự nguyện nộp 2,9 tỷ đồng khắc phục hậu quả.

Trước đó, đường dây "rửa tiền" của vợ chồng Nguyệt bị Công an Hà Nội triệt phá tháng 12/2020. Thời điểm đó, vụ án được Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ đánh giá "nghiêm trọng, phức tạp, diễn ra trong thời gian dài; thủ đoạn rất tinh vi, số tiền đặc biệt lớn, che giấu hành vi phạm tội khác".

Cơ quan tố tụng xác định, các đối tượng có liên quan đến việc chuyển tiền cho Nguyễn Thị Nguyệt là chủ một số doanh nghiệp, trong đó có nhiều chủ tiệm vàng ở Hà Nội, chủ doanh nghiệp ở TP.Hồ Chí Minh nên đã tách rút tài liệu liên quan để tiếp tục điều tra làm rõ và xử lý sau.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật