Bố nhập viện sau khi kèm con lớp 1 học bài, năn nỉ bác sĩ đừng cho xuất viện: Tránh được ngày nào tránh

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Không biết bắt đầu từ khi nào, dạy kèm bài tập trở thành nỗi ám ảnh của các bậc phụ huynh.
Bố nhập viện sau khi kèm con lớp 1 học bài, năn nỉ bác sĩ đừng cho xuất viện: Tránh được ngày nào tránh
Ảnh minh họa.

Kèm con học, tình cảm tốt đẹp giữa cha mẹ và con cái cũng từ đây mà tan vỡ, mối liên kết thiêng liêng cũng lỏng lẻo hơn.

Mới đây, một ông bố sau khi nhập viện đã kiên quyết xin bác sĩ đừng cho xuất viện. Anh nói rằng anh có mối quan hệ rất tốt với con gái và con gái cũng rất quấn quýt bố. Nhưng mỗi khi anh dạy kèm bài tập về nhà cho con thì bản thân cảm thấy mình là một người cha tồi tệ. Anh rất khó kiềm chế cảm xúc và thậm chí muốn phạt con bằng thước kẻ.

Con gái hiện đang học lớp 1 và anh cảm thấy đau khổ khi phải phụ trách kèm con làm bài tập về nhà. Khi còn nhỏ, con gái biết đi, biết nói nhanh hơn những đứa trẻ khác và có vẻ thông minh hơn. Nhưng khi bắt đầu vào tiểu học, cháu phản ứng rất chậm. Một bài toán rất đơn giản, bố giảng giải hơn chục lần, nhưng hỏi đến thì mặt con cứ ngơ ngơ:

“Con không biết."

“Con không hiểu.”

“Con làm sao mà biết được.”

Ảnh Sohu

Trong một buổi dạy con, bố tức giận đứng lên, định đi ra chỗ khác cho hạ hỏa rồi sẽ quay lại. Không ngờ vừa đứng lên thì đầu óc choáng váng, mắt mờ dần, sau đó ngã xuống đất, được đưa vào bệnh viện chẩn đoán vỡ xương cụt. Đây là một tai nạn bất ngờ, anh không ngờ rằng việc dạy con lại dẫn đến việc mình phải nằm viện. Tuy nhiên bố đã kịp thời tận hưởng những ngày nhàn rỗi trong bệnh viện.

Cũng may vết ngã không nặng lắm. Hết tuần này, bác sĩ cho phép bố về nhà tĩnh dưỡng. Nhưng anh không muốn xuất viện, nằng nặc xin bác sĩ cho nằm viện thêm vài ngày. Lý do là vì không muốn kèm con làm bài tập, tránh được ngày nào hay ngày ấy.

Ảnh Sohu

Rõ ràng, người cha đã bình phục về mặt thể chất, nhưng lại bị ám ảnh về tâm lý khi đối diện với việc sẽ phải kèm con học mỗi ngày. Nhiều phụ huynh biết rõ cảm giác này, cho rằng khi giúp con làm bài thì chẳng những tình mẫu tử, phụ tử bị tàn phá mà tình phu phụ cũng lung lay. Bố mẹ thi nhau gán con cho người kia, mong rằng bên kia có thể gánh vác nhiệm vụ quan trọng này.

Nhiều phụ huynh tỏ ra cáu kỉnh, khó thở khi giúp con làm bài, thậm chí có phụ huynh còn tự phạt mình không kiểm soát. Có nhiều thứ rõ ràng mình biết làm như vậy là sai, nhưng một khi đã bốc hỏa thì không kiềm chế được bản thân.

Vì sao cha mẹ thường khó kiềm chế cảm xúc khi giúp con làm bài?

Trên thực tế, một trong những nguyên nhân quan trọng nhất là do phần lớn cha mẹ đánh giá quá cao năng lực của con. Chẳng hạn như về cơ bản thì cuối lớp mầm non phải viết chữ, đọc chữ sơ sơ. Vào lớp 1 thì sau học kỳ đầu phải đọc rành chữ, làm tính đến phép cộng trừ hai con số ro ro.

Tuy nhiên ở bậc tiểu học, trẻ nhận thức nhiều điều còn chưa rõ ràng, còn chậm trong tiếp thu. Cha mẹ nóng lòng, khi thấy con không đáp ứng được tâm lý mong đợi thì sẽ cảm thấy lo lắng. Và điều này có thể sẽ làm tổn thương trái tim của trẻ. Đây không phải là cha mẹ dạy con, trong nhiều trường hợp, phụ huynh đang thỏ‌a mã‌n cảm giác thành tựu của mình.

Ảnh Sohu

Cha mẹ phải học cách đặt mình vào vị trí của người khác, không nên dùng suy nghĩ của người lớn để đòi hỏi trẻ tiểu học phải suy nghĩ nhanh như mình. Nên tôn trọng sự trưởng thành và phát triển của con. Gặp đề tài nói mãi mà con không hiểu thì đừng nôn nóng, lần này không nói được, lần sau sẽ tiếp tục. Đừng chạy theo một vấn đề nhất định trong một bài tập.

Việc học không phải là chuyện ngày một ngày hai. Ngày nay, việc cha mẹ kèm con làm bài tập về nhà dường như là một điều cần thiết trong giáo dục, nhưng trước đây không có sự hướng dẫn làm bài tập của phụ huynh, trẻ vẫn có thể học tốt, tìm thấy sở thích và mục tiêu của riêng mình và trở thành những tài năng xuất sắc. Vì vậy, trẻ có thể trở thành nhân tài hay không không liên quan gì đến việc cha mẹ có giúp chúng làm bài tập hay không. Cha mẹ nên giúp con hình thành thói quen học tập tốt, trang bị cho trẻ một số kỹ năng để chúng có thể tự mình hoàn thành bài tập về nhà, chẳng phải sẽ tốt hơn sao? Cha mẹ nên học cách buông bỏ, kỳ vọng hợp lý đối với con, không nên có những yêu cầu quá đáng đối với trẻ, điều này không có lợi cho sự phát triển lành mạnh của con, đồng thời cha mẹ cũng sẽ cảm thấy rất mệt mỏi.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật