Tiếp cận chiến lược của Malaysia với an ninh mạng trong kỷ nguyên 5G

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Khi Malaysia chuyển đổi sang công nghệ 5G, nhu cầu về một chiến lược an ninh mạng toàn diện, chủ động để bảo vệ cơ sở hạ tầng kỹ thuật số quốc gia trở thành vấn đề ưu tiên hàng đầu.
Tiếp cận chiến lược của Malaysia với an ninh mạng trong kỷ nguyên 5G
Malaysia đang chủ động ứng phó với các thách thức an ninh mạng trong kỷ nguyên 5G.

Sự ra đời của công nghệ 5G mang lại tốc độ kết nối nhanh hơn, nhưng đồng thời cũng làm tăng thêm độ phức tạp cho các quy trình bảo mật.

Trong quá trình chuyển đổi số, Malaysia chắc chắn sẽ phải đối mặt với các mối đe dọa mạng đang phát triển với tốc độ chưa từng có.

Vào năm 2022, hai vụ tấn công mạng nghiêm trọng đã xảy ra ở Malaysia. Vụ vi phạm dữ liệu của Air Asia liên quan đến một cuộc tấn công bằng mã độc tống tiền (ransomware) đã khiến thông tin cá nhân của nhân viên và hành khách bị đánh cắp.

Vụ thứ hai liên quan đến việc tin tặc tấn công kho dữ liệu của Cục Đăng ký Quốc gia Malaysia và rao bán cơ sở dữ liệu chứa thông tin cá nhân của 22,5 triệu công dân Malaysia.

Vì vậy, Chính phủ Malaysia đứng trước áp lực phải quản lý chặt chẽ lĩnh vực an ninh mạng còn nhiều kẽ hở, đảm bảo quá trình chuyển đổi số quốc gia được diễn ra một cách an toàn và linh hoạt.

Một chiến lược an ninh mạng tổng thể không chỉ bao gồm các giải pháp công nghệ, mà còn cả khung pháp lý, sáng kiến giáo dục và chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng về vấn đề an ninh mạng trong kỷ nguyên kỹ thuật số.

Ủy ban An ninh Quốc gia Malaysia (NSC) đã thông qua Sắc lệnh số 26, đề ra các ưu tiên quốc gia nhằm bảo vệ cơ sở hạ tầng thông tin quan trọng (CNII), củng cố khả năng phòng thủ không gian mạng của Malaysia trong bối cảnh ứng dụng công nghệ 5G toàn diện.

Điều đó được coi là giải pháp an ninh mạng mạnh mẽ và chủ động ngay từ đầu, đảm bảo nền tảng an toàn cho bước nhảy vọt kỹ thuật số.

Cốt lõi của Sắc lệnh số 26 do NSC đưa ra là tạo khuôn khổ phối hợp chặt chẽ giữa Chính phủ, doanh nghiệp và các trung tâm an ninh mạng.

Chính phủ, với khả năng quản lý và hoạch định chính sách, có thể đặt ra các tiêu chuẩn an ninh quốc gia và cung cấp khuôn khổ pháp lý cần thiết.

Các doanh nghiệp, với chuyên môn kỹ thuật và kinh nghiệm thực tế, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển và triển khai các công nghệ an ninh mạng tiên tiến.

Các trung tâm an ninh mạng đóng vai trò quan trọng trong nghiên cứu và phát triển, góp phần đổi mới các phương pháp an ninh mạng và đào tạo thế hệ chuyên gia an ninh mạng tiếp theo.

Ba trụ cột này tạo thành một cơ chế phòng thủ năng động và toàn diện trước các mối đe dọa an ninh mạng, tận dụng thế mạnh của từng lĩnh vực để tạo ra môi trường kỹ thuật số an toàn hơn.

Mô hình hợp tác này không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho việc chia sẻ tài nguyên, mà còn thúc đẩy văn hóa học hỏi và thích ứng liên tục, điều rất cần thiết trong điều kiện công nghệ kỹ thuật số và an ninh mạng phát triển nhanh chóng.

Sắc lệnh số 26 cũng đề ra một chiến lược toàn diện và chủ động nhằm giảm thiểu rủi ro mạng liên quan đến công nghệ 5G và đảm bảo khả năng phục hồi của cơ sở hạ tầng kỹ thuật số quốc gia.

Chiến lược sẽ giúp thiết lập một cơ cấu quản trị độc lập và chuyên trách, dành riêng cho việc giám sát và duy trì các tiêu chuẩn an ninh mạng 5G trên khắp Malaysia.

Một cơ quan kiểm toán cũng sẽ được thành lập mới để giám sát, thực thi và duy trì các tiêu chuẩn an ninh mạng 5G.

Với những điều chỉnh chiến lược mới, Malaysia đang kỳ vọng có thể biến các thách thức an ninh thành cơ hội tiến bộ, đảm bảo rằng việc triển khai công nghệ 5G ở Malaysia sẽ trở thành tín hiệu cho sự đổi mới, an ninh và khả năng phục hồi cho các thế hệ tương lai.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật