Châu Âu và Mỹ sẽ cạnh tranh nguồn cung gay gắt nếu lệnh cấm nhập khẩu nhôm Nga được áp đặt

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Người mua châu Âu và Mỹ sẽ cạnh tranh gay gắt để mua nhôm Trung Đông nếu Liên minh châu Âu cấm kim loại của Nga trong những tháng tới, khiến giá tăng gợi nhớ đến năm 2018 khi lệnh trừng phạt được áp dụng đối với Rusal – công ty sản xuất nhôm hàng đầu thế giới.
Châu Âu và Mỹ sẽ cạnh tranh nguồn cung gay gắt nếu lệnh cấm nhập khẩu nhôm Nga được áp đặt
Công nhân làm việc tại nhà máy Rusal (Nga). Ảnh: Reuters.

Trong khi đó, cuộc chạy đua giành nguồn cung nhôm từ các nước Trung Đông, bao gồm Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Bahrain, sẽ thúc đẩy lạm phát đối với các công ty phương Tây trong ngành vận tải, đóng gói và xây dựng – vốn đang phải đối mặt với chi phí nguyên liệu thô và tiền lương cao.

Nhôm là thành phần chính trong sản xuất xe điện. Nhẹ hơn đáng kể so với thép, nó hiện là kim loại được lựa chọn trong nhiều bộ phận của xe điện.

Nhiều tháng qua, EU đã thảo luận về các biện pháp trừng phạt nhằm cấm nhôm của Nga. Các nguồn tin cho biết, không có biện pháp trừng phạt mới nào đối với nhôm được đưa vào gói trừng phạt thứ 13 nhằm kỷ niệm hai năm ngày xảy ra chiến sự Nga - Ukraine, nhưng khối này dự kiến sẽ sớm đề xuất một gói khác với các lệnh cấm nhập khẩu mới.

Theo viện Nhôm Quốc tế, các nhà sản xuất Trung Đông chịu trách nhiệm sản xuất 6,2 triệu tấn hay gần 9% nguồn cung toàn cầu vào năm ngoái. Khoảng hai triệu trong số đó đã được chuyển đến châu Âu và Mỹ.

Việc Nga mất đi kim loại sẽ khiến châu Âu bị thiếu hụt khoảng 500.000 tấn, một phần trong số đó có thể được bù đắp bằng việc khởi động lại công suất nhàn rỗi trong khu vực.

Theo ông Dmitri Ceres tại công ty kinh doanh nhôm PerenniAL có trụ sở tại Mỹ cho biết: “Các nhà cung cấp Trung Đông sẽ không thể thay thế hoàn toàn sự thiếu hụt của châu Âu một cách nhanh chóng”.

Người mua nhôm trên thị trường vật chất phải trả giá trên Sàn giao dịch kim loại Luân Đôn (LME) cộng với phí bảo hiểm để trang trải chi phí vận chuyển, xử lý và thuế.

Vào năm 2018, các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với nhà sản xuất Nga Rusal đã gây ra một cuộc khủng hoảng khiến nhôm CMAL3 trên Sàn giao dịch kim loại Luân Đôn (LME) tăng 35% trong vài ngày lên mức cao nhất trong 7 năm.

Trong khi đó, trong những tháng tiếp theo, phí bảo hiểm phải trả thuế EPDc1 ở châu Âu đã tăng 45%, trong khi phí bảo hiểm AUPc1 của xứ cờ hoa tăng 20% so với cùng kỳ.

Theo nhiều chuyên gia, nếu lệnh cấm nhập khẩu nhôm Nga được triển khai, giá của kim loại này sẽ tăng, nhưng khó có thể kéo dài như năm 2018 do dư thừa cung ở châu Á. Ngoài ra, nguồn cung của Nga cũng có khả năng chuyển hướng sang Trung Quốc, vốn là nước nhập khẩu nhôm lớn của nước này sau xung đột.

Ngoài ra, việc tự trừng phạt và áp thuế 200% đối với hàng nhập khẩu từ Mỹ đồng nghĩa với việc nhiều công ty tại xứ cờ hoa đã chuyển hướng từ Nga sang các nước khác, bao gồm cả Trung Đông.

Số liệu từ Trade Data Monitor (TDM) cho thấy, nhập khẩu nhôm Nga của Mỹ đã giảm xuống 16.902 tấn vào năm ngoái hay 0,4% tổng lượng, từ mức 4% vào năm 2022 và gần 9% vào năm 2018.

Tuy nhiên, mặc dù nhập khẩu nhôm Nga của EU đã giảm nhưng vẫn ở mức đáng kể. Theo TDM, nhập khẩu nhôm Nga của EU đạt tổng cộng 512.122 tấn vào năm 2023, tương đương 8% trong tổng lượng nhập khẩu từ 12% vào năm 2022 và 19% vào năm 2018.

Nhập khẩu nhôm của EU từ Trung Đông là gần 1,2 triệu tấn hay 18,8% tổng lượng nhập khẩu vào năm ngoái, trong khi Mỹ nhập khẩu hơn 800.000 tấn hay 19,3%.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật