Bí thư Hà Nội: Chính quyền sẽ thay thế đơn vị cung cấp nước sạch, không thể thích làm gì thì làm

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ông Hoàng Trung Hải nói nếu doanh nghiệp cung cấp nước sạch không đảm bảo chất lượng thì “thành phố có quyền cắt hợp đồng, thay thế bằng đơn vị khác“.
Bí thư Hà Nội: Chính quyền sẽ thay thế đơn vị cung cấp nước sạch, không thể thích làm gì thì làm
Bí thư Thành uỷ Hà Nội Hoàng Trung Hải trả lời báo chí chiều 22/10. Ảnh: Ngọc Thắng

Chiều 22/10, trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội về sự cố ô nhiễm nguồn nước sông Đà, ông Hoàng Trung Hải - Bí thư Thành uỷ Hà Nội thừa nhận thành phố đã phản ứng chậm. "Việc này Thủ tướng đã nêu, thành phố và các sở, ngành rút kinh nghiệm", ông Hải nói.

Theo Bí thư Hà Nội, sự chậm trễ nêu trên là bởi phân công xử lý thông tin giữa các đơn vị chức năng "có lỗ hổng"; hơn nữa, vì chưa có quy trình ứng phó cụ thể nên khi xảy ra sự cố thì các đơn vị bị rối và "không biết con số nào đáng tin".

"Thời gian tới, Hà Nội sẽ xây dựng quy trình quản lý, giám sát nguồn nước chặt chẽ để buộc các công ty cung cấp nước sạch phải thực hiện", Bí thư Thành uỷ cam kết.

Ông cũng khẳng định, với những dịch vụ thiết yếu của người dân như nước sạch, nếu công ty không đảm bảo chất lượng và không xử lý sự cố kịp thời thì thành phố có quyền cắt hợp đồng, không cho cung cấp nước. "Chính quyền sẽ thay thế đơn vị cung cấp nước khác để buộc các công ty phải thực hiện đúng quy định, chứ không thể thích làm gì thì làm", ông nói.

Xem Video: Khủng hoảng nước sạch tại Hà Nội 

//

Với việc nước sạch sông Đà cung cấp đến người dân bị nhiễm bẩn, lãnh đạo thành phố nêu rõ doanh nghiệp liên quan là đơn vị đầu tiên phải chịu trách nhiệm khi xảy ra sự cố; nhà chức trách sẽ làm rõ trách nhiệm này.

Đồng thời, theo ông Hải, hệ thống quan trắc nước sạch ở Hà Nội đang rất thiếu. Ông phân tích, diện tích lấy nước mặt rộng lớn nên nếu huy động lực lượng bảo vệ nguồn nước thì vẫn có thể xảy ra mất an ninh, an toàn; vì vậy phải có hệ thống quan trắc, phát hiện ô nhiễm ở nhiều công đoạn, từ nguồn nước đến nhà máy xử lý và khi phân phối cho người dân.

"Không thể để tình trạng toàn bộ hệ thống quan trắc không phát hiện ra ô nhiễm, đến lúc phát hiện thì lại xử lý lúng túng, như trường hợp vị lãnh đạo công ty nước sạch sông Đà nói là phát hiện đổ dầu thài đầu nguồn rồi nhưng không biết nên dừng cấp nước hay không", Bí thư Hà Nội nói.

Ông Hải nhấn mạnh thành phố sẽ xây dựng quy trình quan trắc nguồn nước theo các bước cụ thể, yêu cầu đơn vị cung cấp nước sạch phải thực hiện, có trách nhiệm giải trình với cơ quan quản lý nhà nước. "Các công ty tham gia cấp nước sạch sẽ phải đầu tư công nghệ, thoả mãn điều kiện về quy trình mà thành phố yêu cầu", Bí thư Hà Nội nêu rõ.

Ông Trần Đăng Ninh - Phó bí thư Tỉnh uỷ Hoà Bình cũng cho rằng, đơn vị sản xuất nước sạch phải chịu trách nhiệm nếu cung cấp nước máy không đảm bảo chất lượng đến các hộ dân.

Lãnh đạo tỉnh Hoà Bình cho hay đã gặp ông Nguyễn Văn Tốn - Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư nước sạch sông Đà (đóng trên địa bàn tỉnh Hoà Bình) để trao đổi về vấn đề "công ty nói các thông số đảm bảo, nhưng người dân phản ảnh nước có mùi khét".

"Khi tôi đến ngoài cổng nhà máy đã thấy mùi khét rồi", ông Ninh nói thêm và cho rằng sự cố ô nhiễm nước sông Đà là nghiêm trọng, cần được xử lý nghiêm.

Ông Trần Đăng Ninh, Phó bí thư Tỉnh uỷ, Trường đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hoà Bình. Ảnh: Trung tâm báo chí Quốc hội

Về giải pháp bảo vệ nguồn nước, ông Ninh nói tỉnh đang đề nghị nhà máy nước sạch phải lấy nước mặt sông Đà và xây dựng đường ống dẫn nước kín, thay vì phải trung chuyển qua hồ Đầm Bài như hiện nay.

"Khu vực hồ Đầm Bài rất lớn, khoảng 16 km2. Nếu lắp camera, bố trí công an bảo vệ cũng không đủ người", ông Ninh cho hay. Theo ông, để kiểm soát tốt nguồn nước đầu vào, nhà máy phải bơm nước từ sông Đà lên và dẫn vào bể chứa, sau đó mới đưa vào sản xuất rồi chuyển về Hà Nội.

Xem Video: Nước sạch Hà Nội có mùi lạ do ô nhiễm dầu thải 

//

Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hồng - Thường trực Ủy ban Quốc phòng An ninh thì cho rằng, sự cố ô nhiễm nước sạch sông Đà cho thấy hệ thống Pháp Luật còn sơ hở, có lỗ hổng trong quy định về đảm bảo an ninh nguồn nước.

"Đang có nghịch lý là người dân trả tiền mua nước sạch nhưng lại dùng nước chưa đảm bảo theo các tiêu chí và điều kiện nước sạch", Thiếu tướng Hồng nói.

Theo ông, an ninh nguồn nước liên quan trực tiếp đến cuộc sống người dân, cần phải đặt tương đương với an ninh năng lượng, lương thực, quy định chế tài chặt chẽ để xử nghiêm hành vi phá hoại nguồn nước.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 10386
  1. Tiếp tục xử lý môi trường tại nhà máy nước sạch sông Đà sau sự cố ô nhiễm dầu, dự kiến 1 tuần nữa mới kết thúc
  2. Lời xin lỗi “đãi bôi” của Công ty nước sạch sông Đà tới 250.000 hộ dân Thủ đô!
  3. Công ty nước sạch sông Đà nhận lỗi xin đền 1 tháng tiền nước: Sức khỏe người dân đáng giá bao nhiêu?
  4. Để hàng vạn người phải sử dụng nước nhiễm dầu, Viwasupco có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với 3 tội danh
  5. Thêm thông tin bất ngờ vụ đổ dầu thải vào nước sạch sông Đà
  6. Người Hà Nội chưa tin nước sạch sông Đà an toàn, cắn răng chi tiền mua nước đóng chai
  7. Khởi tố, bắt tạm giam 3 bị can trực tiếp đổ dầu thải đầu độc nguồn nước nhà máy Sông Đà
  8. Ông chủ thực sự nước sạch sông Đà: Phát ngôn của Tổng giám đốc nước sạch Sông Đà là do ‘trình độ có hạn’
  9. Nhà máy nước sông Đà sau 11 năm đã lỗi thời, không có cảnh báo tự động hay thệ thống Nano
  10. Thau rửa bể ngầm vì nước sạch sông Đà nhiễm dầu, 1 người tử vong
  11. Sau sự cố nước bẩn Hà Nội sẽ lắp thiết bị cảnh báo hiện đại nhất thế giới để ngăn nước bẩn?
  12. Nước sạch sông Đà đã an toàn để người dân sử dụng
  13. Bộ trưởng Bộ TN-MT Trần Hồng Hà: ‘Tôi cũng ăn nước bẩn 3 ngày’
  14. Công an làm việc với con gái chủ tịch Công ty Gốm sứ Thanh Hà
  15. Phó Bí thư Hòa Bình: ‘Đứng ngoài nhà máy nước sông Đà thấy mùi khét như cao su’
  16. Đại biểu Quốc hội ủng hộ dân kiện công ty nước sạch sông Đà ra toà
  17. Tỉnh Hòa Bình ‘đòi’ hồ Ðầm Bài, yêu cầu làm kênh kín
  18. Toàn cảnh nghi án ‘người phụ nữ tên Trang’ dính líu đến việc đổ dầu thải sông Đà
  19. Nước sạch Sông Đà nhiễm dầu: Dầu thải của Công ty Gốm sứ Thanh Hà
  20. Mẹ của đối tượng chủ mưu đổ dầu thải “đầu độc“ nguồn nước sạch Sông Đà ngất lịm, đòi tự tử
  21. Những bất thường trong vụ xả dầu thải gây ô nhiễm nguồn nước sông Đà
Video và Bài nổi bật