Cặp cha con người rừng Quảng Ngãi ở rừng 40 năm giờ ra sao?

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
“Tarzan Việt Nam“ Hồ Văn Lang hòa nhập cộng đồng sau 40 năm cùng cha sống biệt lập trong rừng sâu. Sau 7 năm về làng, người đàn ông này vẫn cô đơn lẻ bóng.
Cặp cha con người rừng Quảng Ngãi ở rừng 40 năm giờ ra sao?
Người rừng Hồ Văn Lang ở Quảng Ngãi từng sống 40 năm trong rừng sâu cùng với bố của mình.

Năm 2013, thông tin về hai cha con ở Quảng Ngãi có cuộc sống như thời cổ đại giữa vùng cao xã Trà Xinh, H.Tây Trà gây xôn xao dư luận. Được biết, họ đã sống biệt lập trong rừng sâu suốt 40 năm ròng, điều này khiến họ gặp khó khăn khi tiếp xúc với người lạ.

Lúc trước, anh Hồ Văn Lang luôn có người cha Hồ Văn Thanh (SN 1923) đồng hành, thế nhưng do tuổi cao nên ông đã qua đời cách đây gần 2 năm. Căn nhà cấp bốn được các mạnh thường quân xây tặng giờ đây chỉ còn mình anh. Đặc biệt, vào những ngày trời mưa gió, người đàn ông này lại ngồi ngẩn ngơ bên bếp lửa hồng, nhớ về người cha quá cố của mình.

Hồi còn sống trong rừng, anh Lang thường tự cung tự cấp lương thực để duy trì sự sống.

Mặc dù đã trở về làng sinh sống như một người bình thường, nhưng dường như anh Hồ Văn Lang vẫn không thể từ bỏ tình yêu với núi rừng hoang sơ. Thậm chí, có hôm anh mang theo vài cân gạo rồi cứ thế lên rẫy ở trong nhiều ngày. Vì vậy, anh vẫn duy trì thói quen lên nương rẫy, hôm thì hái được ít rau rừng, khi thì bẫy được con chuột chiêu đãi cả nhà. Người em trai Hồ Văn Tri (45 tuổi) chia sẻ: “Anh Lang siêng lắm. Mặc trời mưa nắng hay lạnh buốt, tờ mờ sáng anh đã mang gùi lên rẫy tìm thức ăn cho cả gia đình”.

Sự ra đi của người cha Hồ Văn Thanh đã khiến anh buồn trong nhiều ngày, nhớ thương cha không nguôi.

Không chỉ vậy, "tarzan Việt Nam" còn dậy sớm để chuẩn bị bữa sáng mỗi khi vừa rừng vừa cất tiếng gáy. Bên cạnh đó, anh không quên chuẩn bị cơm nắm và chai nước chè đem theo bên mình để sẵn sàng vào rừng kiếm thức ăn. Đều đặn như vắt chanh, anh Lang chỉ cần lò dò giữa núi đồi chừng nửa tiếng là thu hoạch được kha khá "chiến lợi phẩm" và không quên cắt rau về chăn lợn.

TIN LIÊN QUAN

  • Ngôi làng ở Việt Nam cứ làm vợ là thành "bà hoàng": chỉ việc sinh con còn đâu để chồng lo cả
  • Giải mã ngôi làng duy nhất trên thế giới đặt người quá cố trong lồng tre phơi giữa trời nắng
  • Cuộc sống kỳ lạ của người đàn ông có biệt danh "người ma": Toàn thân đen xì, chuyên ăn x a’ c động vật thối ở Bắc Ninh

Hiện tại, anh Lang đã chuyển về sống cùng em trai Hồ Văn Tri.

Một điểm thú vị ở người đàn ông này chính là anh Lang chỉ dám chăn nuôi con lợn, con gà chứ tuyệt nhiên không dám lại gần trâu, bò. Lý giải về điều này, anh Tri cho biết: “Anh nói con trâu con bò nhìn... sợ quá. Thế nên anh chỉ dám cho heo gà ăn, trâu bò giao cho mình đi chăn hằng ngày”.

Ngoài lên rẫy kiếm thức ăn, anh Hồ Văn Lang còn chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Thấm thoát 7 năm trôi qua, hàng xóm láng giềng luôn mong mỏi có người phụ nữ nào đó đến bên và bầu bạn với anh Lang. Thế nhưng, sự thật phũ phàng rằng chỉ có người già mới đủ kiên nhẫn nghe anh lý nhí trong miệng. “Chắc khó có ai chịu quen ảnh. Tuy anh Lang chịu thương chịu khó nhưng sống quá lâu trong rừng khiến anh không được lanh lẹ. Hơn nữa tuổi anh Lang cũng lớn nên chưa có cô gái bản nào để ý”, em trai “người rừng” cho hay.

"Chiến lợi phẩm" anh mang về từ rừng.

Trong căn chòi đơn sơ nằm chỏng chơ giữa lưng chừng đồi, anh Lang tự tay trồng vài loại rau củ để ăn. Ngoài ra, anh cũng học người dân đốn củi để đem bán lấy tiền trang trải cuộc sống. “Sống ở rẫy anh Lang làm được đủ thứ chuyện. Ngày anh đi thăm bẫy thú, xong vác rựa đi đốn củi tới tận tối về bán cho thương lái”, anh Tri kể.

"Người rừng" Quảng Nam trèo cây thoăn thoắt.

Không chỉ vậy, "người rừng" Hồ Văn Lang giờ đây đã mạnh dạn hơn nhiều khi ở chốn đông người, không ngần ngại tới các nhà lân cận trong bản chơi. Anh Tri còn tiết lộ rằng: “Anh Lang về đây cũng biết... nhậu từ lâu rồi. Mà anh uống vừa phải không say xỉn quậy phá mọi người bao giờ”.

Anh dành trọn tình yêu cho rừng núi nên không có ý định tình người bạn đời.

Chia sẻ về dự định trong tương lai, anh Tri cho biết vợ chồng anh và "người rừng" Hồ Văn Lang vẫn sẽ sống những ngày tháng yên bình như hiện tại. Theo đó, vợ anh Tri cày cấy lúa nước, anh Lang chịu trách nhiệm làm rẫy, còn anh coi ngó đàn bò 4 con.

Anh Lang được nhận xét là người chịu thương, chịu khó.Người em trai Hồ Văn Tri khẳng định rằng: “Ở đây người Kinh biết tính anh Lang chịu khó nên hay kêu anh làm lặt vặt rồi trả tiền công. Mùa mây anh đi chặt mây, mùa lồ ô đi chặt lồ ô... Sống giữa núi rừng không đói được đâu”.

Vườn rau anh tự tay trồng luôn cung cấp đủ rau sạch cho gia đình dùng.

Như vậy có thấy rằng "người rừng" Hồ Văn Lang đã nhanh chóng bắt nhịp được với cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của một người dân bình thường. Mặc dù việc sống trong rừng sâu suốt 40 năm khiến anh gặp nhiều hạn chế trong giao tiếp, nhưng với sự cần cù, chịu thương chịu khó của mình, anh dễ dàng vượt qua dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.   

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật