Quá trình “chuyển tiếp tổng thống” ở Mỹ diễn ra thế nào?

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Quá trình chuyển giao quyền lực tổng thống năm nay ở Mỹ đã bị ảnh hưởng bởi sự chậm trễ trong việc công bố kết quả bầu cử chính thức cũng như việc Tổng thống Donald Trump không sẵn sàng thừa nhận thất bại trong cuộc bầu cử mà ông mô tả là “gian lận”.
Quá trình “chuyển tiếp tổng thống” ở Mỹ diễn ra thế nào?
Ông Joe Biden (ngoài cùng bên trái) và một số lựa chọn cho nội các của ông. Ảnh Getty Images.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tán thành động thái của Cục Quản lý dịch vụ Tổng hợp (GSA) bắt đầu quá trình chuyển giao để Tổng thống đắc cử từ đảng Dân chủ Joe Biden có thể tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20/1 tới đây.

Tổng thống Mỹ ngày 23/11 đăng tải trên Twitter rằng “vì lợi ích tốt nhất của quốc gia” nên ông “khuyến nghị” rằng quản trị viên GSA, Emily Murphy, và đội ngũ của bà “làm những gì cần làm đối với các giao thức ban đầu” và đã yêu cầu đội ngũ của ông làm điều tương tự.

Thuật ngữ “chuyển tiếp” tổng thống liên quan đến thời gian giữa một ứng cử viên tổng thống thắng cử trong cuộc bầu cử và lễ nhậm chức, một quá trình được thực hiện bởi đội ngũ chuyển đổi phi lợi nhuận của tổng thống đắc cử, có nhân viên và ngân sách riêng.

Quá trình này được quy định bởi Đạo luật Chuyển tiếp Tổng thống năm 1963 và các sửa đổi của nó quy định rằng quá trình chuyển đổi chính thức bắt đầu khi kết quả của cuộc bầu cử được công bố.

Đạo luật này nhằm mục đích “thúc đẩy sự chuyển giao có trật tự của quyền hành pháp liên quan đến việc kết thúc nhiệm kỳ của một tổng thống và lễ nhậm chức của một tổng thống mới”.

Quá trình chuyển đổi bắt đầu sau khi người chiến thắng trong cuộc đua tổng thống được “xác nhận” bởi GSA, một cơ quan chính phủ có trụ sở tại Washington chịu trách nhiệm quản lý tài sản liên bang và hỗ trợ hoạt động cơ bản của các cơ quan liên bang.

Trong quá trình chuyển đổi, một tổng thống đắc cử thường có nhiệm vụ lựa chọn đội ngũ Nhà Trắng, cũng như những người sẽ tiếp quản các chức vụ quan trọng của chính phủ.

Nhìn chung, một tổng thống đắc cử phải nêu tên khoảng 4.000 người được bổ nhiệm chính trị, trong đó có 1.200 cá nhân cần Thượng viện Mỹ phê chuẩn.

Quá trình chuyển đổi thường kéo dài từ Ngày bầu cử vào đầu tháng 11 đến Ngày nhậm chức, theo Hiến pháp Mỹ là ngày 20/1. Tuy nhiên, quá trình kéo dài 11 tuần có thể được rút ngắn nếu kết quả bầu cử chưa được công bố ngay lập tức, ví dụ như một số điều đã điều đã xảy ra trong cuộc bầu cử năm nay.

Quá trình chuyển đổi năm 2020 trở nên phức tạp do Tổng thống Donald Trump miễn cưỡng nhượng bộ thất bại trước ông Joe Biden, người được các hãng thông tấn lớn của Mỹ tuyên bố là người chiến thắng dự kiến vài ngày sau cuộc bầu cử ngày 3/11, mặc dù công tác kiểm phiếu vẫn đang được tiến hành.

Với việc ông Biden đã công bố một số lựa chọn quan trọng trong nội các, ông Trump đăng tải trên Twitter rằng nhóm pháp lý của ông vẫn đang theo đuổi nhiều vụ kiện để chứng minh rằng cuộc đua vào Phòng Bầu dục năm nay là “cuộc bầu cử tham nhũng nhất trong lịch sử chính trị Mỹ” và rằng ông sẽ “không bao giờ nhượng bộ trước việc làm giả phiếu bầu”.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 10935
  1. Trump ra điều kiện thách thức Biden muốn đặt chân vào Nhà Trắng phải thắng thuyết phục
  2. Nỗ lực lật ngược kết quả bầu cử của ông Trump tiếp tục bị giáng đòn nặng nề
  3. Tòa Mỹ bác đơn kiện của Trump về Pennsylvania
  4. Tòa án phúc thẩm liên bang khu vực số 3 tiếp tục bác bỏ khiếu nại của Tổng thống Trump
  5. Tổng thống Donald Trump nêu điều kiện rời Nhà Trắng
  6. Lần đầu trả lời báo chí sau bầu cử, ông Trump nổi giận với phóng viên
  7. Bầu cử Mỹ 2020: Tổng thống Trump đưa ra “điều kiện” rời Nhà Trắng
  8. Người ủng hộ vẫn tin ông Trump đắc cử
  9. Nhóm bắt cóc tống tiền con nợ, chia nhau hơn 41 năm tù
  10. Những người Mỹ vẫn tin Trump chiến thắng
  11. Ông Trump nêu điều kiện rời Nhà Trắng
  12. Tổng thống Trump nói về kịch bản rời Nhà Trắng
  13. Dấu ấn đầu tiên của thẩm phán Tổng thống Trump vừa bổ nhiệm
  14. Thông điệp trái ngược của TT Trump và ông Biden trong Lễ Tạ ơn
  15. Ông Trump và ông Biden với Lễ Tạ ơn “yên lặng”
  16. Trump làm chứng qua điện thoại, nói có bằng chứng gian lận bầu cử
  17. Ông Trump nhận tin vui bất ngờ ở Pennsylvania
  18. Ông Trump kêu gọi lật ngược kết quả bầu cử, nhận chiến thắng ở nhiều bang
  19. Phe Dân chủ của Biden cũng có “Nước Mỹ trên hết” giống hệt như Trump
  20. Những “trò hề” sau bầu cửa của Trump có thể gây rắc rối cho nước Mỹ
  21. Tổng thống Trump không nhận thua, vẫn khẳng định cuộc bầu cử có gian lận
  22. Bầu cử Mỹ: Lựa chọn khó khăn cho ông Joe Biden
Video và Bài nổi bật