Cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT 2022 môn Văn như thế nào?

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Sáng nay (7/7), hơn 1 triệu thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2021 đợt 1 sẽ làm bài thi môn Ngữ văn.
Cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT 2022 môn Văn như thế nào?
Đề thi tham khảo môn Văn kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022 diễn ra từ ngày 6- 9/7/2021. Ngày 6/7 là thời gian làm thủ tục dự thi, ngày 9/7 là ngày dự phòng. Hai ngày thi chính thức là ngày 7/7 và 8/7.

Thời gian thi môn Ngữ văn bắt đầu từ 7h30’ sáng ngày 7/7, thời gian làm bài 120 phút. Ngay khi thí sinh hoàn thành bài thi, Infonet sẽ cập nhật nhanh nhất đề thi THPT quốc gia 2021 môn Văn tới các bạn đọc quan tâm.

Trước đó, cô Trịnh Thu Tuyết – Hệ thống giáo dục HOCMAI nhận định đề thi tham khảo môn Ngữ văn kì thi Tốt nghiệp THPT năm học 2021 – 2022 nhìn chung không thay đổi so với đề tham khảo năm 2021 và đề thi chính thức môn Ngữ văn kì thi Tốt nghiệp THPT năm học 2020 – 2021. Thậm chí, cấu trúc và kiểu dạng câu hỏi không có gì thay đổi so với đề tham khảo và đề chính thức từ năm 2019-2020!

Vẫn trong thời lượng 120 phút, đề thi giữ nguyên hai phần như cấu trúc đề thi THPT Quốc gia từ năm 2017 tới nay: phần Đọc hiểu (3,0 điểm), phần Làm văn hai câu, câu viết đoạn văn nghị luận xã hội 2 điểm, bài nghị luận văn học 5 điểm. 

Đó là cấu trúc quen thuộc, phù hợp với tâm lí, nhận thức của học trò.

Cụ thể, phần Đọc hiểu gồm ngữ liệu đọc hiểu là một đoạn thơ, nằm ngoài chương trình sách giáo khoa phổ thông, sau đó là 4 câu hỏi đọc hiểu, được phân loại theo các cấp độ nhận thức đã được giảm tải.

Cũng như đề tham khảo và đề chính thức kì thi Tốt nghiệp THPT năm học 2020 – 2021, hai câu hỏi 1 và 2 cho phần Đọc hiểu của đề tham khảo môn Ngữ văn kì thi Tốt nghiệp THPT năm học 2021 – 2022 đều dừng lại ở mức độ câu hỏi nhận biết với những tín hiệu khá rõ ràng. 

Câu hỏi số 1 yêu cầu nhận biết về một yêu tố hình thức của ngữ liệu, đó là thể thơ; câu hỏi số 2 yêu cầu nhận biết về một yếu tố nội dung của ngữ liệu, đó là yêu cầu “Theo đoạn trích, sông Hồng đã để lại những gì trước khi về với biển”. Với yêu cầu nhận biết, đây sẽ là những câu hỏi giúp học trò dễ dàng đạt mức điểm tuyệt đối dành cho mỗi câu hỏi, thường có thể từ 0,5 tới 0,75 điểm. 

Câu hỏi số 3 hướng tới mức độ thông hiểu khi yêu cầu thí sinh giải thích một chi tiết nội dung của ngữ liệu đọc hiểu “Những dòng thơ sau giúp anh/chị hiểu gì về vai trò của sông Hồng đối với đời sống con người Việt Nam?…” 

Câu hỏi số 4 có thể coi là câu hỏi vận dụng cao khi yêu cầu học trò chỉ ra ý nghĩa của hai dòng thơ “…máu ta mang sắc đỏ sông Hồng/nỗi khổ và niềm vui bất tận” với suy nghĩ, xúc cảm…của các em. 

Nhìn chung, với cấu trúc quen thuộc, mức độ các câu hỏi vừa sức, có xu hướng giảm tải khá rõ khi gia tăng câu hỏi nhận biết so với các kì thi THPT Quốc gia trước đây, phần Đọc hiểu sẽ là phần kiến thức và kĩ năng hứa hẹn khả quan cho quĩ điểm của thí sinh trong quá trình thực hiện các yêu cầu của đề bài.

Phần Làm văn, câu nghị luận xã hội vẫn không thay đổi với yêu cầu viết một đoạn văn khoảng 200 chữ, nội dung nghị luận vẫn là một khía cạnh của vấn đề có mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ với nội dung ngữ liệu của phần Đọc hiểu trước đó, và đó cũng là những kĩ năng đã quá quen thuộc với học trò trong quá trình ôn luyện của cả cấp học THPT.

Câu nghị luận văn học chiếm quĩ điểm cao nhất, 5 điểm, cũng là dạng bài mang tính truyền thống, được thầy trò cấp THPT đầu tư rất nhiều tâm huyết, thời gian… Theo đề tham khảo năm nay, vấn đề xác định phạm vi kiến thức và kĩ năng trong câu nghị luận văn học khá rành mạch khi đặt ra yêu cầu trong hai câu lệnh: “Phân tích tâm trạng bà cụ Tứ” và “Nhận xét tư tưởng nhân đạo của nhà văn Kim Lân đươc thể hiện trong đoạn trích”. Với cấu trúc của câu nghị luận văn học, thí sinh sẽ xác định rất rõ ràng các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng, có ý thức gắn kết giữa nội dung cụ thể của câu lệnh chính “Phân tích tâm trạng bà cụ Tứ “ với việc nâng lên mức độ khái quát của một trong những tư tưởng quan trọng nhất của tác phẩm văn học là “tư tưởng nhân đạo”. 

Nhìn chung, nếu đề tham khảo đúng với tính chất minh họa cho cấu trúc, kiểu dạng, mức độ các câu hỏi của đề thi chính thức trong kì thi Tốt nghiệp THPT năm học 2021 – 2022, đó sẽ là những định hướng đem lại sự yên tâm, cảm giác an toàn cho thầy và trò các trường phổ thông trong thời gian ôn luyện sắp tới, dù không có được nhiều cảm giác hồi hộp đón chờ sự mới mẻ, bất ngờ, điều vốn luôn là những thách thức thú vị cần có của mỗi kì thi.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 14889
  1. Những thí sinh đặc biệt trong mùa thi tốt nghiệp
  2. Kaito kid là ai mà 3 năm liền đoán trúng đề thi ngữ văn?
  3. Thi tốt nghiệp THPT 2022: Dự đoán phổ điểm môn ngữ văn
  4. Sáng nay 8-7, thí sinh thi bài thi khoa học tự nhiên, khoa học xã hội
  5. Bộ GD-ĐT lưu ý về bài thi tổ hợp trong buổi thi sáng nay
  6. An toàn, nghiêm túc và đúng quy chế
  7. Đề thi có sự phân hóa phù hợp mục tiêu kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông
  8. Hai nam sinh bị lỡ môn thi Văn kỳ thi tốt nghiệp THPT vì tìm đường theo google map
  9. Thứ trưởng Bộ GD-ĐT: Không được lơ là, mất cảnh giác ở bài thi tổ hợp
  10. Sơn La: Những suất cơm miễn phí ấm lòng sĩ tử nơi biên giới
  11. Thứ trưởng Bộ GD-ĐT đặc biệt lưu ý về thi môn tổ hợp, bảo quản bài thi
  12. Phụ huynh vượt 40km, mang theo nồi cơm điện đưa con đi thi
  13. Nữ sinh bị tai nạn được tài xế ô tô tình nguyện đến nhà đưa đi thi rồi đón về
  14. Khánh Hòa: Thí sinh đánh giá đề Văn vừa sức, câu nghị luận xã hội hay
  15. Hình ảnh ấm áp trong ngày thi đầu tiên kỳ thi tốt nghiệp THPT tại Đắk Nông
  16. Gần 4.100 thí sinh bỏ thi môn toán, 22 thí sinh bị đình chỉ thi
  17. Nữ sinh đến điểm thi bằng xe cứu thương
  18. TP Hồ Chí Minh: 3 thí sinh không thể viết bài và 1 thí sinh F0 vẫn dự thi
  19. Môn toán kỳ thi tốt nghiệp THPT: “Không khó để đạt 8 điểm”
  20. Thí sinh: Đề Toán khó, tính phân loại cao
  21. Đề thi và gợi ý đáp án môn Toán kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022
  22. Nữ sinh Hà Tĩnh vừa truyền nước vừa thi THPT
Video và Bài nổi bật