Doanh nghiệp gặp khó khi áp dụng mô hình kinh doanh tuần hoàn

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Khung pháp lý chưa rõ ràng, chính sách hỗ trợ còn hạn chế, nguồn lực yếu..., đó là những rào cản mà doanh nghiệp phải đối mặt nếu muốn áp dụng hướng kinh doanh tuần hoàn.
Doanh nghiệp gặp khó khi áp dụng mô hình kinh doanh tuần hoàn
Ông Nguyễn Hoa Cương, Phó viện trưởng viện Quản lý Kinh tế Trung ương chia sẻ thông tin về mô hình kinh doanh tuần hoàn

Triển vọng từ lối tiêu dùng xanh

Đánh giá trên của các chuyên gia được đưa ra tại Hội thảo công bố báo cáo “Mô hình kinh toành tuần hoàn: Kinh nghiệm quốc tế và áp dụng tại Việt Nam” diễn ra sáng 19/8 tại Hà Nội.

Tại Hội thảo, ông Nguyễn Hoa Cương, Phó viện trưởng viện Quản lý Kinh tế Trung ương cho biết, mô hình kinh doanh tuần hoàn (KDTH) đã xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới, tuy nhiên tại Việt Nam, mô hình này mới chỉ bắt đầu. Thực tế cho thấy, trong thời đại công nghiệp 4.0, để đảm bảo cho mục tiêu phát triển bền vững, sản xuất và tiêu dùng “xanh” được coi là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của mục tiêu này. Trong đó, công nghệ mới là cốt lõi. Để phát triển bền vững hơn, xanh hơn thì giải pháp quan trọng là áp dụng mô hình KDTH đối với khu vực kinh doanh.

Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành nhấn mạnh, để Việt Nam đạt được mục tiêu cam kết tại COP26 thì kinh doanh tuần hoàn và chuyển đổi số là 2 công cụ quan trọng nhất. Không chỉ là xu hướng về tăng trưởng xanh, lối sống xanh trên toàn cầu mà việc chuyển hướng KDTH có “chất thị trường” rất cao. Theo chuyên gia này, “thế hệ Z hiện có lối sống xanh, tiêu dùng xanh nhất Việt Nam” và đây chính là đối tượng người tiêu dùng tiềm năng cho các doanh nghiệp.

Nhiều rào cản

Khảo sát đối với 500 doanh nghiệp của viện Nghiên cứu Quản lý Trung ương cho thấy, chỉ 21-33% số DN được hỏi cho biết họ biết rõ hoặc rất rõ về các mô hình KDTH. Mức độ áp dụng của DN với mô hình KDTH cũng rất thấp. Hơn 60% DN chưa áp dụng hình thức KDTH.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên đó là khung Pháp Luật của mô hình KDTH chưa rõ ràng. Ông Trịnh Đức Chiều – Phó trưởng ban Nghiên cứu cải cách và phát triển doanh nghiệp CIEM cho biết, 55% các DN cho rằng thiếu các cam kết về Pháp Luật ở cả bình diện quốc tế và trong nước; thiếu cam kết trong tham gia các khuôn khổ hỗ trợ cho kinh tế tuần hoàn sẽ cản trở việc phát triển KDTH rất lớn. “Bên cạnh đó là rào cản từ nguồn lực nội tại của doanh nghiệp, đó là việc bảo vệ bí quyết công nghệ, tài sản trí tuệ, thiếu năng lực để sáng tạo tại công ty, thiếu nguồn lực có kỹ thuật, thiếu nguồn tài chính để đầu tư” – ông Chiều nói.

Chi phí vận hành mô hình KDTH cao và doanh thu bán còn hạn chế cũng chính là một trong những thách thức mà DN muốn chuyển đổi. 70% các DN cho rằng áp dụng mô hình này sẽ có chi phí vận hành cao hơn, trong khi doanh thu giảm đi. Điều này dẫn đến rủi ro tài chính vẫn thuộc về DN, khiến họ cân nhắc việc chuyển đổi hướng kinh doanh.

Thảo luận về giải pháp để phát triển kinh doanh tuần hoàn, các chuyên gia cho rằng, ngoài khung chính sách, Pháp Luật cần rõ ràng thì cần phải tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về xu hướng mới này. “Cần phải xây dựng KDTH ngay từ bây giờ, chứ không đợi chính sách hoàn thiện. Hãy bắt đầu từ nhận thức của người dân” – ông Lê Duy Bình, Giám đốc Economica Việt Nam nhấn mạnh.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật