Vụ Alibaba: Phận làm nhân viên khi vướng vòng lao lý

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Nhiều bị cáo trong vụ án không có mối quan hệ gia đình với Nguyễn Thái Luyện nhưng khai vì là nhân viên nên áp lực phải làm theo chỉ đạo của sếp.
Vụ Alibaba: Phận làm nhân viên khi vướng vòng lao lý
Nguyễn Thái Luyện (đeo kính) cùng đồng phạm tại phiên tòa. Ảnh: NGUYỆT NHI

Sau gần hai tuần xét xử, vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền xảy ra tại Công ty CP Địa ốc Alibaba (Công ty Alibaba) đã kết thúc phần tranh luận và đang nghị án.

HĐXX TAND TP.HCM sẽ tuyên án vào sáng 29-12 và phiên tòa được phát trực tuyến trên cổng thông tin điện tử của TAND TP.HCM.

Vướng lao lý vì nghe theo sếp

Trong suốt những ngày xét xử, rất nhiều bị cáo là nhân viên cấp dưới của Nguyễn Thái Luyện khai rằng từ đầu đến cuối nghe theo sự chỉ đạo của bị cáo Luyện, mà không biết những việc làm của mình đang giúp sức cho hành vi lừa đảo. Lý do đa số bị cáo đưa ra là vì mình chỉ là nhân viên nên không thể không nghe lời sếp.

Nói trước HĐXX, bị cáo Vi Thị Hiến (sinh năm 1993) cho biết bắt đầu vào làm tại Công ty Alibaba ở vị trí nhân viên bán hàng. Tháng 6-2019, Hiến được chỉ định làm giám đốc Công ty cổ phần Địa ốc Sunny Land (thuộc hệ thống Alibaba). Tuy nhiên, chức giám đốc chỉ là hữu danh vô thực vì toàn bộ hoạt động, điều hành công ty này đều do Nguyễn Thái Luyện chỉ đạo. Sau khi hồ sơ giấy tờ do phòng pháp lý thực hiện, Hiến chỉ thực hiện việc ký để hoàn thành các thủ tục.

bị cáo Hiến cũng thừa nhận sau khi được “đặt” vào vị trí giám đốc Công ty Sunny Land thì mức lương được tăng thêm 3 triệu đồng, làm giám đốc được ba tháng, hưởng 9 triệu đồng phụ cấp thì vụ án bị khởi tố. VKS cáo buộc Hiến đã ký hợp đồng ủy quyền cho Sunny Land ký hợp đồng hợp tác với Alibaba, giúp Nguyễn Thái Luyện lập dự án ma, chiếm đoạt hơn 76 tỉ đồng của 140 khách hàng.

Tương tự, bị cáo Đào Thị Thanh Lợi (sinh năm 1994) cho biết bắt đầu vào làm tại Công ty Alibaba với vị trí nhân viên bán hàng, mức lương 4 triệu đồng/tháng. Sau đó, Lợi được bị cáo Luyện cất nhắc lên vị trí phó tổng giám đốc phụ trách nhân sự.

bị cáo Lợi khai nhận công việc của mình chủ yếu là hành chính, văn phòng, không liên quan đến mảng kinh doanh hay ký hợp đồng với khách hàng nhưng được sếp trên chỉ đạo đứng ra nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp. Sau đó, bị cáo này tiếp tục bị sếp chỉ đạo ủy quyền sử dụng diện tích đất trên cho Công ty Law Firm (công ty trong hệ thống Alibaba) tự vẽ ra dự án Alibaba Long Phước 1, chiếm đoạt hơn 14 tỉ đồng của khách hàng.

Phận làm công ăn lương

Xuyên suốt quá trình xét xử vụ án cho đến khi nói lời sau cùng, Nguyễn Thái Luyện đều thừa nhận việc các bị cáo khác làm là do nghe theo chỉ đạo của mình. “Các bị cáo khác cũng chỉ vì tin tưởng lời của bị cáo, thực tế các bị cáo này không biết gì hết, không hưởng lợi” - Luyện nói.

Hành vi phạm tội của các bị cáo thì đã rõ, VKS cũng đưa ra các chứng cứ thuyết phục khi cáo buộc, các bị cáo cũng thừa nhận hành vi của mình. Làm sai phải chịu trách nhiệm là lẽ đương nhiên. Tuy nhiên, đứng dưới góc độ các bị cáo là nhân viên cấp dưới của Luyện, tuổi đời còn khá trẻ, mới ra trường, ở một vị trí thấp hơn, khi được cấp trên, người sử dụng lao động chỉ đạo, ít nhiều cũng bị áp lực và khó từ chối nếu không hiểu biết và thực sự tỉnh táo. Hy vọng đây sẽ là yếu tố được HĐXX xem xét khi quyết định hình phạt đối với các bị cáo này.

Câu chuyện làm công ăn lương bị cấp trên chỉ đâu đánh đó trên thực tế không hiếm. Còn nhớ trong đại án Nhật Cường Mobile, nhiều bị cáo được VKS xác định chỉ là người làm công ăn lương, dù giúp sức cho Bùi Quang Huy (tổng giám đốc Công ty Nhật Cường) thực hiện hành vi phạm tội nhưng không được hưởng lợi hay ăn chia bất kỳ khoản nào. Thế nhưng họ vẫn chịu án tù và bồi thường phần dân sự mà theo họ, “có lẽ đến hết cuộc đời bị cáo vẫn không thể khắc phục hết, vẫn mang nợ với Pháp Luật”.

Alibaba hay Nhật Cường Mobile không chỉ là câu chuyện về sự nghiêm khắc của luật pháp mà còn là bài học cho tất cả mọi người. Hãy là người lao động thông minh, ham học hỏi để phân biệt được đâu là đúng, đâu là sai. Chỉ đạo là quyền của cấp trên nhưng thực hiện hay từ chối thì “quyền” là ở chính bản thân người lao động.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 15379
  1. Tuyên án đối với Nguyễn Thái Luyện và các đồng phạm
  2. Bài học đau xót nhìn từ phiên xử vụ án Alibaba
  3. Bi kịch của những khách hàng mua dự án “ma ” từ Công ty Alibaba
  4. Xét xử cựu CEO Alibaba: Thái độ đối lập giữa chủ mưu và đồng phạm
  5. VKS bác quan điểm gỡ tội cho vợ Nguyễn Thái Luyện
  6. Nguyễn Thái Luyện bình tĩnh, các đồng phạm bật khóc nói lời sau cùng
  7. Vụ Alibaba: Vợ Nguyễn Thái Luyện kêu oan tội rửa tiền, VKS nói gì?
  8. Vụ án xảy ra tại Công ty Alibaba: Viện kiểm sát giữ quan điểm về khung hình phạt đối với Nguyễn Thái Luyện
  9. Vụ Alibaba: Quan điểm của VKS về việc Nguyễn Thái Luyện kêu oan
  10. Luật sư đề nghị chuyển tội danh đối với Nguyễn Thái Luyện
  11. Chủ tịch Alibaba Nguyễn Thái Luyện bị đề nghị tù chung thân
  12. Hôm nay Viện Kiểm sát luận tội trong vụ án Alibaba: Hàng ngàn bị hại ngóng quyền lợi
  13. Ly kỳ người đàn ông chở hơn 7 tỉ đồng đến công ty CEO Nguyễn Thái Luyện
  14. Vụ Alibaba: Bị cáo Nguyễn Thái Luyện cam kết đủ tiền trả cho các bị hại
  15. Vụ Alibaba: Ngày mai VKS đề nghị mức án
  16. Vụ Alibaba: Một số bị hại không còn yêu cầu nhận đất
  17. Vụ Alibaba: Bán “vịt giời”, vẫn lừa được hàng ngàn người
  18. Xét xử cựu CEO công ty Alibaba: Tình cảnh trớ trêu của bị hại
  19. Khách hàng mua đất của Công ty Alibaba: Chỉ muốn nhận lại đất, không nhận tiền
  20. Sáng nay, HĐXX bắt đầu xét hỏi trên 4.000 bị hại trong vụ địa ốc Alibaba
  21. Nguyễn Thái Luyện chiếm đoạt tiền bằng cách lập dự án “ma” trên đất nông nghiệp
Video và Bài nổi bật