Vụ Alibaba: Có bị hại được bồi thường hơn 23 tỉ đồng

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trong các bị hại có những người được HĐXX tuyên nhận vài chục triệu, vài trăm triệu hoặc hàng tỉ đồng.
Vụ Alibaba: Có bị hại được bồi thường hơn 23 tỉ đồng
Nhóm 39 bị hại yêu cầu tiếp tục thực hiện hợp đồng chuyển nhượng để nhận đất không được HĐXX chấp nhận. Ảnh: NGUYỆT NHI

Ngày 30-12, TAND TP.HCM bước sang ngày tuyên án thứ hai vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản và rửa tiền xảy ra tại Công ty CP Địa ốc Alibaba (Công ty Alibaba).

Trước đó, trong ngày tuyên án đầu tiên (29-12), HĐXX đã tuyên buộc bị cáo Nguyễn Thái Luyện và Võ Thị Thanh Mai (vợ bị cáo Luyện) có trách nhiệm liên đới bồi thường hơn 2.446 tỉ đồng cho 4.548 bị hại. Đồng thời, tòa còn tuyên trách nhiệm Hình Sự đối với từng bị cáo trong vụ án.

58 người liên quan được tòa tuyên cho nhận lại đất

Bước sang ngày tuyên án thứ hai, danh sách tất cả 4.548 người được HĐXX xác định là bị hại trong vụ án (có tài liệu, chứng cứ chứng minh) đã được công bố. Trong các bị hại có những người được tuyên nhận vài chục triệu, vài trăm triệu hoặc hàng tỉ đồng. Số tiền trung bình mà các bị hại được nhận là khoảng 500-600 triệu đồng.

Đáng chú ý trong đó có bị hại Nguyễn Phước H được tuyên nhận bồi thường hơn 23,9 tỉ đồng.

Đối với những khách hàng chưa được xác định là bị hại trong vụ án này, HĐXX cho biết những người này có quyền khởi kiện bằng một vụ án dân sự khác để bảo vệ quyền lợi của mình.

Ngoài danh sách các bị hại, trước đó HĐXX cũng đã công bố danh sách 58 người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án.

Đối với yêu cầu của 58 người liên quan, HĐXX đã chấp nhận yêu cầu tiếp tục thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo khoản 2 Điều 133 BLDS năm 2015. Cụ thể, tòa xác định mặc dù về nguồn gốc tài sản thì các quyền sử dụng đất trên đều có nguồn gốc từ tiền chiếm đoạt của các bị hại. Tuy nhiên, tại thời điểm thỏa thuận ký kết hợp đồng, các thửa đất đều có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp, thỏa thuận chuyển nhượng là tự nguyện ngay tình và đã thanh toán 50%-100%.

Từ đó, HĐXX công nhận thỏa thuận của các chuyển nhượng này, trả lại đất cho những người có quyền lợi liên quan.

Tuy nhiên, các trường hợp chưa thanh toán đủ 100% giá trị hợp đồng thì phải thanh toán phần còn lại của hợp đồng vào tài khoản của cơ quan thi hành án. Sau khi thực hiện xong, cơ quan thi hành án sẽ giải tỏa kê biên và hủy bỏ việc ngăn chặn giao dịch đối với các thửa đất này.

Bị hại Nguyễn Phước H được HĐXX tuyên nhận bồi thường hơn 23,9 tỉ đồng.

Tòa kiến nghị công an điều tra sai phạm trong quản lý đất nông nghiệp

Liên quan đến những nội dung được công bố trong phần tuyên án ngày 29-12, HĐXX đã kiến nghị Cơ quan CSĐT công an các tỉnh Gia Lai, Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu tiếp tục làm rõ những sai phạm của các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc quản lý đất nông nghiệp tại địa phương khi để cho các cá nhân tự do chuyển nhượng đất nông nghiệp không đúng theo quy định của Pháp Luật.

Cụ thể, theo kết quả xác minh thì bị cáo Trịnh Minh Pháp có hộ khẩu thường trú tại thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai (tạm trú tại huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai). Tuy nhiên, từ năm 2017 đến trước khi bị bắt, Pháp là nhân viên kinh doanh bất động sản và làm việc tại trụ sở Công ty Alibaba ở phường Hiệp Bình Chánh, TP Thủ Đức, TP.HCM.

Tuy nhiên, trong hai ngày 25-12-2018 và 18-1-2019, phó chủ tịch UBND phường An Bình, thị xã An Khê và phó chủ tịch UBND xã Tóc Tiên, thị xã Phú Mỹ, Bà Rịa-Vũng Tàu lại xác nhận Trịnh Minh Pháp đang trực tiếp sản xuất đất nông nghiệp và có nguồn thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp.

Từ các giấy xác nhận này, bị cáo Trịnh Minh Pháp có đủ điều kiện để đứng tên nhận chuyển nhượng số lượng lớn đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Tương tự trường hợp của Pháp, các bị cáo khác như Nguyễn Thái Lĩnh, Nguyễn Thái Lực mặc dù không trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhưng vẫn đứng ra để nhận số lượng lớn đất nông nghiệp.

Hành vi trên của các bị cáo đã vi phạm điểm b khoản 1 Điều 179 và khoản 3 Điều 191 Luật Đất đai năm 2013 (cá nhân không trực tiếp sản xuất không được nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp).

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 15379
  1. Vụ Alibaba: Phận làm nhân viên khi vướng vòng lao lý
  2. Bài học đau xót nhìn từ phiên xử vụ án Alibaba
  3. Bi kịch của những khách hàng mua dự án “ma ” từ Công ty Alibaba
  4. Xét xử cựu CEO Alibaba: Thái độ đối lập giữa chủ mưu và đồng phạm
  5. VKS bác quan điểm gỡ tội cho vợ Nguyễn Thái Luyện
  6. Nguyễn Thái Luyện bình tĩnh, các đồng phạm bật khóc nói lời sau cùng
  7. Vụ Alibaba: Vợ Nguyễn Thái Luyện kêu oan tội rửa tiền, VKS nói gì?
  8. Vụ án xảy ra tại Công ty Alibaba: Viện kiểm sát giữ quan điểm về khung hình phạt đối với Nguyễn Thái Luyện
  9. Vụ Alibaba: Quan điểm của VKS về việc Nguyễn Thái Luyện kêu oan
  10. Luật sư đề nghị chuyển tội danh đối với Nguyễn Thái Luyện
  11. Chủ tịch Alibaba Nguyễn Thái Luyện bị đề nghị tù chung thân
  12. Hôm nay Viện Kiểm sát luận tội trong vụ án Alibaba: Hàng ngàn bị hại ngóng quyền lợi
  13. Ly kỳ người đàn ông chở hơn 7 tỉ đồng đến công ty CEO Nguyễn Thái Luyện
  14. Vụ Alibaba: Bị cáo Nguyễn Thái Luyện cam kết đủ tiền trả cho các bị hại
  15. Vụ Alibaba: Ngày mai VKS đề nghị mức án
  16. Vụ Alibaba: Một số bị hại không còn yêu cầu nhận đất
  17. Vụ Alibaba: Bán “vịt giời”, vẫn lừa được hàng ngàn người
  18. Xét xử cựu CEO công ty Alibaba: Tình cảnh trớ trêu của bị hại
  19. Khách hàng mua đất của Công ty Alibaba: Chỉ muốn nhận lại đất, không nhận tiền
  20. Sáng nay, HĐXX bắt đầu xét hỏi trên 4.000 bị hại trong vụ địa ốc Alibaba
  21. Nguyễn Thái Luyện chiếm đoạt tiền bằng cách lập dự án “ma” trên đất nông nghiệp
Video và Bài nổi bật